Cách gửi thư UPU lần thứ 53 năm 2024 qua bưu điện như thế nào?

Cách gửi thư UPU lần thứ 53 năm 2024 qua bưu điện như thế nào? Mức tiền thưởng đối với các cá nhân, tập thể đạt giải Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024 là bao nhiêu?

Cách gửi thư UPU lần thứ 53 năm 2024 qua bưu điện như thế nào?

Hiện nay, các bạn học sinh đăng ký viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024 có thể gửi bài viết qua đường bưu điện. Cách gửi thư UPU lần thứ 53 năm 2024 qua bưu điện được hướng dẫn như sau:

- Viết đầy đủ thông tin tên, địa chỉ của người gửi thư và nơi nhận thư chi tiết là: Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng tại địa chỉ Số 5, phố Hòa Mã, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội - 11611.

- Trên phong bì thư cần viết cụ thể Bài dự thi Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024.

- Dán tem bưu chính.

- Gửi thư tại Bưu điện Việt Nam gần nhất hoặc Bưu điện phối hợp với nhà trường tổ chức gửi bài thi.

- Bưu điện Việt Nam chuyển phát thư đến Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng

Lưu ý: Thời gian nhận bài dự thi từ nay đến ngày 15/3/2024 (theo dấu Bưu điện đóng trên phong thư ngày gửi đi). Tất cả các bài dự thi không dán Tem bưu chính đều được coi là không hợp lệ.

Cách gửi thư UPU lần thứ 53 năm 2024 qua bưu điện như thế nào?

Cách gửi thư UPU lần thứ 53 năm 2024 qua bưu điện như thế nào? (Hình từ Internet)

Mức tiền thưởng đối với các cá nhân, tập thể đạt giải Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024 là bao nhiêu?

Căn cứ theo Thể lệ Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 năm 2024 thì các cá nhân đạt giải Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024 sẽ được nhận các mức tiền thưởng cụ thể dưới đây:

Giải thưởng Quốc gia:

- Các thí sinh đạt giải Nhất, Nhì được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu “Tuổi trẻ sáng tạo”.

- Ban Tổ chức hỗ trợ chi phí đi lại, ăn nghỉ cho các thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba và 02 đại diện gồm phụ huynh và nhà trường của mỗi thí sinh về dự Lễ tổng kết và trao giải thưởng.

Giải cá nhân:

Các giải chính thức

+ 01 Giải Nhất: 10.000.000 đồng;

+ 03 Giải Nhì, mỗi giải: 5.000.000 đồng;

+ 05 Giải Ba, mỗi giải: 3.000.000 đồng;

+ 30 Giải Khuyến khích, mỗi giải: 1.000.000 đồng;

+ Giải dành cho thí sinh là người khuyết tật, mỗi giải: 1.000.000 đồng;

+ Giải “Cây bút triển vọng”, mỗi giải: 500.000 đồng.

Giải tập thể:

Các trường có học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba được nhận giải tập thể, mỗi giải 2.000.000 đồng.

Giải thưởng Quốc tế:

- Bức thư giành giải Nhất Quốc gia sẽ được Ban Tổ chức gửi nguyên văn kèm theo bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Pháp để tham dự Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU.

- Học sinh đạt giải Quốc tế sẽ được tặng thưởng: Giải Nhất: 30.000.000 đồng; Giải Nhì: 20.000.000 đồng; Giải Ba: 15.000.000 đồng; Giải Khuyến khích: 10.000.000 đồng; và được nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngoài ra, Ban Tổ chức sẽ hỗ trợ chi phí đi lại, ăn nghỉ cho em học sinh đạt giải quốc tế và 02 đại diện gồm phụ huynh và nhà trường của học sinh đạt giải để dự Lễ trao giải quốc tế ở trong nước.

Ban giám khảo tham gia chấm điểm Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024 bao gồm những ai?

Căn cứ theo Thể lệ Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 năm 2024 thì các cá nhân đạt giải Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024 thì thành phần Ban giám khảo tham gia chấm điểm Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024 gồm có:

Trưởng ban:

- Nhà thơ Trần Đăng Khoa;

- Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

Phó Trưởng ban:

- Nhà báo Đỗ Thị Thanh Bình:

- Phó Tổng Biên tập Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng.

Các thành viên Ban giám khảo:

Nhà báo Phạm Thành Long; Nhà thơ Trần Hữu Việt; Nhà văn Phạm Thị Phong Điệp; Nhà biên kịch Vũ Quang Vinh; Nhà thơ Nguyễn Đức Quang; Nhà văn Lê Phương Liên; Nhà thơ, Tiến sỹ giáo dục học Nguyễn Thụy Anh; Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn; Nhà giáo Nguyễn Văn Thư; Nhà văn Võ Thị Xuân Hà; Nhà văn Nguyễn Xuân Thuỷ; Nhà báo Trần Thị Thu Hiền; Nhà báo Lưu Hà; Nhà báo Nguyễn Thị Bích Ngọc.

Học sinh có được học vượt lớp không?

Căn cứ theo Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông như sau:

Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
2. Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
b) Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, học sinh có thể học vượt lớp nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học;

- Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

Các hành vi nào bị nghiêm cấm thực hiện trong cơ sở giáo dục hiện nay?

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Giáo dục 2019, hiện nay có 06 hành vi bị nghiêm cấm thực hiện trong cơ sở giáo dục gồm có:

- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.

- Xuyên tạc nội dung giáo dục.

- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

- Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.

- Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

- Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc bằng hiện vật.

Trân trọng!

Văn bản hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Văn bản hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Cách viết hoa thứ, tháng trong văn bản hành chính theo Nghị định 30 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sau dấu chấm phẩy, hai chấm, ba chấm có viết hoa không?
Hỏi đáp Pháp luật
Kích thước giấy A4 là bao nhiêu? Khổ giấy văn bản hành chính theo Nghị định 30 được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Download giấy đặt cọc mới nhất hiện nay? Tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp mẫu báo cáo thông dụng nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu công văn xin gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định kiểu chữ trong văn bản hành chính theo Nghị định 30 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định cỡ chữ trong văn bản hành chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy mời tham dự ngày 20 10 theo Nghị định 30 và hướng dẫn cách ghi?
Hỏi đáp Pháp luật
Download Mẫu bản tường trình nhận lỗi của nhân viên công ty mới nhất 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Văn bản hành chính
Nguyễn Thị Kim Linh
2,154 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào