Mẫu giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm mới nhất 2024?
- Chủ cơ sở có phải tổ chức lớp tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho người sản xuất thực phẩm không?
- Mẫu giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm mới nhất 2024?
- Các cơ quan nào được quyền kiểm tra an toàn thực phẩm?
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thường được kiểm tra định kỳ về an toàn vệ sinh thực phẩm bao nhiêu lần một năm?
Chủ cơ sở có phải tổ chức lớp tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho người sản xuất thực phẩm không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 67/2016/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế
...
2. Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Như vậy, chủ cơ sở phải tổ chức các lớp tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống và người trực tiếp chế biến thức ăn theo quy định pháp luật.
Mẫu giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Mẫu giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm mới nhất 2024?
Có thể tham khảo Mẫu giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm mới nhất 2024 như sau:
Tải Mẫu giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm mới nhất 2024 Tại đây
Các cơ quan nào được quyền kiểm tra an toàn thực phẩm?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 48/2015/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 5 Thông tư 17/2023/TT-BYT quy định về cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra như sau:
Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra
1. Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm gồm:
a) Cục An toàn thực phẩm thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước.
b) Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp tỉnh;
c) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện) chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp huyện; giao Phòng Y tế, Trung tâm Y tế hoặc Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn;
d) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn xã.
2. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm quy định tại Điều 69 Luật An toàn thực phẩm.
3. Đoàn kiểm tra do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về an toàn thực phẩm quyết định thành lập có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 70 Luật An toàn thực phẩm.
Như vậy, theo quy định trên thì các cơ quan được quyền kiểm tra an toàn thực phẩm, bao gồm:
- Cục An toàn thực phẩm;
- Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương;
- Phòng Y tế, Trung tâm Y tế hoặc Cơ quan chuyên môn tham mưu;
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Trạm Y tế xã.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thường được kiểm tra định kỳ về an toàn vệ sinh thực phẩm bao nhiêu lần một năm?
Theo Điều 7 Thông tư 48/2015/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 5 Thông tư 17/2023/TT-BYT quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm theo kế hoạch như sau:
Kiểm tra theo kế hoạch
1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra:
a) Hằng năm, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra căn cứ yêu cầu quản lý, diễn biến tình hình chất lượng sản phẩm hàng hóa, đánh giá tình hình tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; kết quả thanh tra, kiểm tra kỳ trước; tình hình kinh phí và chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên để xây dựng kế hoạch kiểm tra theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 69 Luật An toàn thực phẩm.
b) Thời gian hoàn thành xây dựng kế hoạch kiểm tra hằng năm như sau: Trước ngày 01 tháng 11 đối với cấp xã, trước ngày 15 tháng 11 đối với cấp huyện, trước ngày 01 tháng 12 đối với cấp tỉnh và trước ngày 15 tháng 12 đối với Cục An toàn thực phẩm. Kế hoạch kiểm tra được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thông báo trước kiểm tra: Trước khi tiến hành kiểm tra, cơ quan kiểm tra phải thông báo cho cơ sở được kiểm tra chậm nhất 01 ngày, trừ đối tượng được kiểm tra là cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc diện không phải đăng ký kinh doanh, người kinh doanh thức ăn đường phố.
3. Tần suất kiểm tra:
Tần suất kiểm tra theo kế hoạch không quá 01 lần một năm, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất quy định tại Điều 8 Thông tư này.”
Như vậy, tần suất kiểm tra theo kế hoạch không quá 01 lần một năm, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất quy định tại Điều 8 Thông tư 48/2015/TT-BYT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?