Văn bản công chứng có từ hai tờ trở lên thì đóng dấu giáp lai như thế nào?
Văn bản công chứng có từ hai tờ trở lên thì đóng dấu giáp lai như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 49 Luật Công chứng 2014 quy định về việc ghi trang, tờ trong văn bản công chứng như sau:
Việc ghi trang, tờ trong văn bản công chứng
Văn bản công chứng có từ hai trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự. Văn bản công chứng có từ hai tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ.
Như vậy, theo quy định thì đối với văn bản công chứng có từ hai tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ.
Tổ chức hành nghề công chứng không đóng dấu giáp lai thì bị xử phạt vi phạm bao nhiêu tiền?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 16 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm đối với văn phòng công chứng không đóng dấu giáp lai như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
....
g) Phân công công chứng viên hướng dẫn tập sự không đúng quy định;
h) Từ chối tiếp nhận người tập sự hành nghề công chứng do Sở Tư pháp chỉ định mà không có lý do chính đáng;
i) Từ chối nhận lưu giữ di chúc mà không có lý do chính đáng;
k) Không duy trì việc đáp ứng điều kiện về trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng theo quy định;
l) Không đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng vào văn bản công chứng đã có chữ ký của công chứng viên hoặc không đóng dấu giáp lai giữa các tờ đối với văn bản công chứng có từ 02 tờ trở lên;
...
Như vậy, theo quy định thì văn bản công chứng có từ hai tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ.
Do đó trong trường hợp văn phòng công chứng không đóng dấu giáp lai thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định nêu trên là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. (khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).
Văn bản công chứng có từ hai tờ trở lên thì đóng dấu giáp lai như thế nào? (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 33 Luật Công chứng 2014 bị thay thế bởi Điểm b khoản 9 Điều 73 Luật Giá 2023 quy định về nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng như sau:
- Quản lý công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình trong việc tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
- Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
- Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.
- Niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, phí công chứng, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình.
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự hành nghề công chứng trong quá trình tập sự tại tổ chức mình.
- Tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.
- Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã công chứng.
- Lập sổ công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng.
- Chia sẻ thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin khác về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch do công chứng viên của tổ chức mình thực hiện công chứng để đưa vào cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật Công chứng 2014
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?