02 trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản người lao động cần lưu ý?
02 trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản người lao động cần lưu ý?
Căn cứ Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội như sau:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện người lao động được hưởng bảo hiểm thai sản như sau:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
...
Như vậy, 02 trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản mà người lao động cần lưu ý bao gồm:
- Trường hợp 01: Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không được hưởng bảo hiểm thai sản. Chế độ thai sản chỉ áp dụng cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Trường hợp 02: Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không có đủ thời gian đóng bảo hiểm. Cụ thể bao gồm:
+ Lao động nữ sinh con, mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con;
+ Lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên nhưng không đóng đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định;
+ Lao động nữ sinh con không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định.
02 trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản người lao động cần lưu ý? (Hình từ Internet)
Người lao động đạt điều kiện nào để được hưởng trợ cấp bảo hiểm thai sản một lần khi sinh con?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH bổ sung bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH quy định về điều kiện hưởng trợ cấp bảo hiểm thai sản một lần khi sinh con như sau:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
...
2. Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
b) Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
c) Trường hợp người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà người cha đủ điều kiện quy định tại điểm a khoản này thì người cha được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con theo Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội.
d) Việc xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh con đối với người lao động nam, người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, người lao động thuộc các trường hợp dưới đây sẽ được hưởng trợ cấp bảo hiểm thai sản một lần khi sinh con, bao gồm:
- Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
- Đối với chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con;
-Trường hợp cả người cha và người mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội nhưng nhưng mà chỉ có người cha đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì người cha được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con.
Thời gian người lao động hưởng chế độ khi khám thai được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi khám thai như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy, trong thời gian mang thai, lao động nữ sẽ được phép nghỉ việc 05 lần, mỗi lần 01 ngày để đi khám thai. Đối với cơ sở khám bệnh ở xa, hoặc lao động nữ có bệnh lý, mang thai không bình thường thì sẽ được nghỉ 02 ngày/một lần khám. Thời gian nghỉ việc này không được tính vào ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ tết Nguyên đán diễn ra vào ngày nào đến ngày nào 2025? Nhằm vào ngày nào đến ngày nào dương lịch?
- Các nội dung cần đảm bảo để định hướng chương trình thanh tra là gì?
- Quyền bảo vệ giống cây trồng có thể kéo dài bao lâu?
- Lương 15 triệu đóng thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu?
- Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông có trách nhiệm như thế nào?