Podcast là gì? Có cần đăng ký bản quyền cho Podcast không?
Podcast là gì?
Podcast là thuật ngữ tiếng Anh với sự kết hợp giữa từ “Ipod” (một dòng máy nghe nhạc của Apple) và từ “broadcast” (mang nghĩa là truyền tải). Theo đó, Podcast chỉ những nội dung âm thanh kỹ thuật số được đăng tải trên Internet mà người dùng có thể nghe trực tiếp bất cứ lúc nào, hay tải về máy cá nhân.
Ngoài ra, Podcast còn có thể hiểu như một chương trình radio với một chủ đề cụ thể được người tạo ra tự sáng tạo nội dung và phát hành thành nhiều tập, được xuất bản liên tục, định kỳ... Chủ đề của các kênh Podcast rất đa dạng như trao đổi, bình luận về đề tài nào đó, ký sự hoặc đưa tin thời sự, sách nói,...
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Có cần đăng ký bản quyền cho Podcast không?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về đăng ký bản quyền cho podcast như sau:
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
...
Theo đó, căn cứ điểm b khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau:
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
...
3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.
Ngoài ra, căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP cũng quy định về loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau:
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
...
2. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.
...
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 9 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về quyền tác giả đối với podcast như sau:
Quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác
Trong trường hợp tác giả tự thực hiện việc định hình bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác dưới hình thức bản ghi âm, ghi hình, thì tác giả được hưởng quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác, đồng thời là chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 44 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Theo đó, podcast là một loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Người trực tiếp sáng tạo ra bản podcast sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả đối với podcast và được nhận các quyền theo quy định.
Như vậy, bản quyền podcast sẽ được tự động phát sinh kể từ khi bản podcast được sáng tạo và được thể hiện dưới một dạng nhất định như bản ghi âm, bản ghi hình,... mà không cần đăng ký bản quyền cho podcast.
Tuy nhiên, trên thực tế, pháp luật luôn khuyến khích tác giả hoặc chủ sở hữu podcast thực hiện đăng ký bản quyền cho podcast để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả nhằm bảo hộ quyền lợi của tác giả tốt nhất.
Bản quyền cho podcast sẽ được bảo hộ trong bao lâu?
Căn cứ Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.
2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:
a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Như vậy, bản podcast đã được công bố mà không biết ai là tác giả thì sẽ có thời hạn bảo hộ quyền tác giả là 75 năm kể từ khi bản podcast được công bố lần đầu.
Khi có bản podcast đã có thông tin về tác giả thì thời hạn bảo hộ quyền tác giả sẽ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết, trường hợp có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Lưu ý, thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo quy định trên sẽ chấm dứt vào 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?