Đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những ai?
Đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những ai?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 5 Quy định Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tại ban hành kèm theo Quyết định 2533/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cơ quan Bộ:
Tổ chức lực lượng Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cơ quan Bộ
...
2. Đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
a) Thành phần
- Đội trưởng: Lãnh đạo phòng hoặc tương đương, người được giao phụ trách PCCC và CNCH;
- Phó Đội trưởng thường trực: Lãnh đạo phòng Hành chính;
- Phó Đội trưởng: Lãnh đạo phòng Tài chính, phòng Quản trị và 01 nhân viên bảo vệ;
- Số lượng, các thành viên: 100 người là các công chức, viên chức và người lao động các đơn vị tại trụ sở 35 Đại Cồ Việt (mỗi đơn vị cử từ 02 người trở lên) và tại các đơn vị thuộc Văn phòng (theo thực tế độ tuổi công tác).
...
Như vậy, đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm:
- Đội trưởng: Lãnh đạo phòng hoặc tương đương, người được giao phụ trách phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;
- Phó Đội trưởng thường trực: Lãnh đạo phòng Hành chính;
- Phó Đội trưởng: Lãnh đạo phòng Tài chính, phòng Quản trị và 01 nhân viên bảo vệ;
- Số lượng, các thành viên: 100 người là các công chức, viên chức và người lao động các đơn vị tại trụ sở 35 Đại Cồ Việt (mỗi đơn vị cử từ 02 người trở lên) và tại các đơn vị thuộc Văn phòng (theo thực tế độ tuổi công tác).
Đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những ai? (Hình từ Internet)
Ai là Trưởng ban chỉ huy Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Tại khoản 1 Điều 5 Quy định Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2533/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định như sau:
Tổ chức lực lượng Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cơ quan Bộ
1. Ban chỉ huy Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
a) Thành phần, gồm: Trưởng ban là Chánh Văn phòng; Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo Văn phòng phụ trách công tác PCCC và CNCH; các ủy viên là đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc cơ quan Bộ.
...
Theo đó, Ban chỉ huy Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm:
- Trưởng ban là Chánh Văn phòng;
- Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo Văn phòng phụ trách công tác PCCC và CNCH;
- Các ủy viên là đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc cơ quan Bộ.
Như vậy, Trưởng Ban chỉ huy Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo là Chánh Văn phòng tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tuân thủ nguyên tắc gì?
Nguyên tắc Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tuân thủ được quy định tại Điều 2 Quy định Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2533/QĐ-BGDĐT năm 2023 cụ thể:
(1) Huy động sức mạnh tổng hợp của các đơn vị, cá nhân toàn cơ quan Bộ tham gia hoạt động PCCC và CNCH; ưu tiên cứu người bị nạn, thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, phương tiện, tài sản của người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ.
(2) Trong hoạt động Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra nhằm bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả và thống nhất trong chỉ huy, điều hành hoạt động PCCC và CNCH.
(3) Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy và cứu nạn kịp thời, hiệu quả.
(4) Mọi hoạt động PCCC và CNCH trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ là chủ yếu; lực lượng chuyên trách làm nòng cốt, huy động tổng hợp các lực lượng khác tham gia PCCC và CNCH.
- Cứu nạn là hoạt động cứu người bị nạn khỏi nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ do sự cố, tai nạn, bao gồm:
+ Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận người bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ;
+ Xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố đe dọa tính mạng, sức khỏe người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ;
+ Tư vấn biện pháp y tế ban đầu, sơ cứu;
+ Đưa người bị nạn khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.
- Cứu hộ là hoạt động cứu phương tiện, tài sản khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn, bao gồm:
+ Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận phương tiện, tài sản bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ;
+ Xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố nguy hiểm đe dọa an toàn phương tiện, tài sản và sức khỏe, tính mạng lực lượng cứu nạn, cứu hộ;
+ Đưa phương tiện, tài sản khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa phương tiện, tài sản đến vị trí an toàn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 01/01/2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm có phải thi lại không?
- Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian này có tính để đánh giá xếp loại không?
- Từ 1/1/2025, tốc độ tối thiểu khi chạy xe trên đường cao tốc là 60 km/h?
- Trường hợp nào được áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất?
- Cử nhân luật có thể trở thành Cán bộ CSGT làm nhiệm vụ điều tra, xác minh giải quyết tai nạn giao thông không?