Hải quân Việt Nam có bao nhiêu binh chủng? Có các cấp bậc quân hàm sĩ quan Hải quân Việt Nam nào?
Hải quân Việt Nam có bao nhiêu binh chủng?
Hải Quân Việt Nam được thành lập vào ngày 07/5/1955, là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ trên các vùng biển, đảo của Việt Nam và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển.
Quân chủng Hải quân Việt Nam hiện nay được xây dựng và phát triển với 05 binh chủng, bao gồm:
- Tàu mặt nước, Tàu ngầm;
- Không quân Hải quân;
- Pháo binh - Tên lửa bờ;
- Hải quân đánh bộ;
- Đặc công Hải quân
Ngoài ra Hải quân Việt Nam còn có các đơn vị bảo đảm, phục vụ khác như Thông tin, Ra-đa, Tác chiến điện tử, Công binh, Hóa học,...
Hải quân Việt Nam có bao nhiêu binh chủng? Có các cấp bậc quân hàm sĩ quan Hải quân Việt Nam nào? (Hình từ Internet)
Hiện nay, có các cấp bậc quân hàm sĩ quan Hải quân Việt Nam nào?
Căn cứ Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan của Hải quân Việt Nam như sau:
Hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan
Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc:
1. Cấp Uý có bốn bậc:
Thiếu uý;
Trung uý;
Thượng uý;
Đại uý.
2. Cấp Tá có bốn bậc:
Thiếu tá;
Trung tá;
Thượng tá;
Đại tá.
3. Cấp Tướng có bốn bậc:
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;
Đại tướng.
Như vậy, hiện nay, quân hàm sĩ quan của Hải quân Việt Nam được chia thành 3 cấp và 12 bậc, cụ thể như sau:
- 04 bậc cấp Úy gồm: Thiếu uý; Trung uý; Thượng uý và Đại uý.
- 04 bậc cấp Tá gồm: Thiếu tá; Trung tá; Thượng tá và Đại tá.
- 04 bậc cấp Tướng gồm: Chuẩn Đô đốc Hải quân; Phó Đô đốc Hải quân; Đô đốc Hải quân.
Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan Hải quân Việt Nam là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 quy định về tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan Hải quân như sau:
Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan
1. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:
Cấp Úy: nam 46, nữ 46;
Thiếu tá: nam 48, nữ 48;
Trung tá: nam 51, nữ 51;
Thượng tá: nam 54, nữ 54;
Đại tá: nam 57, nữ 55;
Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.
2. Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
3. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 11 do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của sĩ quan Hải quân được quy định theo từng cấp bậc quân hàm, cụ thể như sau:
- Cấp Úy: 46 tuổi;
- Thiếu tá: 48 tuổi;
- Trung tá: 51 tuổi;
- Thượng tá: 54 tuổi;
- Đại tá: 57 tuổi với sĩ quan nam và 55 tuổi với sĩ quan nữ;
- Cấp Tướng: 60 tuổi với sĩ quan nam và 55 tuổi với sĩ quan nữ.
Ngoài ra, khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan tự nguyện có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 5 năm và dài hạn đối với một số trường hợp đặc biệt.
Đối với sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị do hạn tuổi tại ngũ sẽ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Thời hạn thanh tra kiểm tra về giá, thẩm định giá là bao lâu?
- Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là gì? Không ký hợp đồng đào tạo với người học nghề bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Danh sách 56 đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025?
- Ngày 25 tháng 11 âm là ngày bao nhiêu dương 2024? Người lao động được nghỉ hưởng lương vào ngày này không?