Đổi tiền lẻ trong ngân hàng có mất phí không?
Điều kiện để đổi tiền lẻ trong ngân hàng là gì?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định về đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông như sau:
Đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
...
2. Đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này, khách hàng nộp hiện vật cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi. Các đơn vị nhận và xét đổi theo các điều kiện sau:
a) Tiền rách nát, hư hỏng không phải do hành vi hủy hoại;
b) Trường hợp tờ tiền bị cháy, thủng, rách mất một phần thì diện tích còn lại phải bằng hoặc lớn hơn 60% so với diện tích tờ tiền cùng loại; nếu được can dán thì phải có diện tích tối thiểu bằng 90% so với diện tích tờ tiền cùng loại và đảm bảo nguyên gốc, nguyên bố cục một tờ tiền (mặt trước, mặt sau; trên, dưới; bên phải, bên trái), đồng thời nhận biết được các yếu tố bảo an;
Đối với tiền polymer bị cháy hoặc biến dạng co nhỏ lại do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao, thì diện tích còn lại tối thiểu phải bằng 30% so với diện tích tờ tiền cùng loại và còn giữ nguyên bố cục một tờ tiền, đồng thời nhận biết được ít nhất hai trong các yếu tố bảo an như: yếu tố hình ẩn trong cửa sổ nhỏ, mực không màu phát quang, phát quang hàng số sêri, dây bảo hiểm, yếu tố IRIODIN, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.
...
Theo quy định hiện nay thì Ngân hàng chỉ đổi tiền cho trường hợp tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông và điều kiện về việc đổi tiền không đủ điều kiện lưu thông mà không có quy định cụ thể cho việc ngân hàng đổi tiền lẻ hay tiền cũ - mới
Tuy nhiên trên thực tế, một số ngân hàng vẫn tạo điều kiện cho khách hàng đổi tiền lẻ khi khách hàng có nhu cầu. Do đó, điều kiện để đổi tiền lẻ tại ngân hàng sẽ tùy thuộc vào yêu cầu của ngân hàng
Đổi tiền lẻ trong ngân hàng có mất phí không? (Hình từ Internet)
Đổi tiền lẻ trong ngân hàng có mất phí không?
Hiện nay, đa số các ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho khách hàng được đổi tiền chẵn sang tiền lẻ hay đổi tiền cũ sang tiền mới và hoàn toàn miễn phí
Tuy nhiên, khi thực hiện đổi tiền lẻ tại Ngân hàng cần lưu ý các vấn đề sau:
[1] Thời gian làm việc của ngân hàng:
Ngân hàng | Thời gian làm việc |
Ngân hàng Agribank | Buổi sáng: Từ 8h00 đến 12h00. Buổi chiều: Từ 13h00 đến 17h00 |
Ngân hàng BIDV | - Hà Nội: Buổi sáng: Từ 8h00 đến 11h30 - 12h00; Buổi chiều: Từ 13h00 đến 16h30 - 17h00 - TP.HCM: Buổi sáng: Từ 7h30 đến 11h30; Buổi chiều: Từ 13h00 đến 16h30 - 17h00 - Miền Bắc (không bao gồm Hà Nội): Buổi sáng: Từ 7h30 đến 11h30 - 12h00; Buổi chiều: Từ 13h00 đến 16h30 - 17h00 - Miền Nam (không bao gồm TP.HCM): Buổi sáng: Từ 7h30 - 8h00 đến 11h30 - 12h00; Buổi chiều: Từ 13h30 đến 17h00 |
Ngân hàng Vietinbank | Buổi sáng: Từ 8h00 đến 11h30 Buổi chiều: Từ 13h00 đến 16h30 |
Ngân hàng Sacombank | Buổi sáng: Từ 7h30 đến 11h30 Buổi chiều: Từ 13h30 đến 17h00 |
Ngân hàng VPbank | - Thứ 2 đến thứ 6: Buổi sáng: Từ 8h00 đến 12h00; Buổi chiều: Từ 13h00 đến 17h0 - Thứ 7: Buổi sáng từ 8h00 đến 11h30 |
Ngân hàng ACB | Buổi sáng: Từ thứ Hai đến thứ Sáu và sáng thứ Bảy: Từ 7h30 đến 11h30 - Buổi chiều: Từ thứ Hai đến thứ Sáu: Từ 13h00 đến 16h30 |
Ngân hàng Đông Á | - Buổi sáng: Từ 7h30 đến 11h30 (trừ chi nhánh Kon Tum); Từ 7h00 đến 11h00 (chi nhánh Kon Tum) - Buổi chiều từ 13h00 đến 17h00 |
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để biết lịch làm việc cụ thể của các ngân hàng, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp qua hotline của các ngân hàng
[2] Chuẩn bị sẵn số tiền cần đổi bằng tiền mặt hoặc tiền trong tài khoản để thực hiện giao dịch nhanh chóng hơn.
Phạt hành vi đổi tiền lẻ ăn hoa hồng như thế nào?
Tại Điều khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
...
Theo đó, đối với hành vi đổi tiền lẻ ăn hoa hồng sẽ bị phạt hành chính và mức phạt của tổ chức có hành vi vi phạm sẽ gấp 02 lần đối với cá nhân
Theo khoản 5 Điều 30 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về quản lý tiền tệ và kho quỹ thì hành vi đổi tiền lẻ ăn hoa hồng sẽ bị phạt như sau:
[1] Đối với hành vi đổi tiền lẻ trái pháp luật của cá nhân: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
[2] Đối với hành vi đổi tiền lẻ trái pháp luật của tổ chức: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiền Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lương của người lao động tăng bao nhiêu khi hết thời gian thử việc?
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì? Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm những nội dung gì?