Mẫu tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp theo Thông tư 80 mới nhất?
Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp theo Thông tư 80?
Tại Thông tư 80/2021/TT-BTC có quy định về mẫu tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp như sau:
Mẫu 01/SDDNN Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp (áp dụng đối với tổ chức có đất chịu thuế):
Xem chi tiết mẫu tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp Mẫu 01/SDDNN tại đây.
Mẫu 02/SDDNN Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp (áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân có đất chịu thuế):
Xem chi tiết mẫu tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp Mẫu 02/SDDNN tại đây.
Mẫu 03/SDDNN Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp (áp dụng đối với đất trồng cây lâu năm thu hoạch một lần):
Xem chi tiết mẫu tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp Mẫu 03/SDDNN tại đây.
Loại đất trồng trọt nào phải chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp?
Tại Điều 2 Nghị định 74-CP năm 1993 có quy định về đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp như sau:
Đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm:
1. Đất trồng trọt là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ.
Đất trồng cây hàng năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng (từ khi trồng đến khi thu hoạch) không quá 365 ngày như lúa, ngô, rau, lạc... hoặc cây trồng một lần cho thu hoạch một vài năm nhưng không trải qua thời kỳ xây dựng cơ bản như mía, chuối, cói, gai, sả, dứa (thơm)..
Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng trên 365 ngày, trồng một lần nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm và phải trải qua một thời kỳ xây dựng cơ bản mới cho thu hoạch như cao su, chè, cà phê, cam, quýt, nhãn, cọ, dừa...
Đất trồng cỏ là đất đã có chủ sử dụng vào việc trồng cỏ để chăn nuôi gia súc.
2. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là đất đã có chủ sử dụng chuyên nuôi trồng thuỷ sản hoặc vừa nuôi trồng thuỷ sản vừa trồng trọt, nhưng về cơ bản không sử dụng vào các mục đích khác.
3. Đất trồng là đất đã được trồng rừng và đã giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, chăm sóc và khai thác, không bao gồm đất đồi núi trọc.
Trong trường hợp không sử dụng đất thuộc diện chịu thuế theo quy định tại điều này chủ sử dụng đất vẫn phải nộp thuế theo quy định của Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Như vậy, loại đất trồng trọt phải chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:
- Đất trồng cây hàng năm;
- Đất trồng cây lâu năm;
- Đất trồng cỏ.
Mẫu tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp theo Thông tư 80 mới nhất? (Hình từ Internet)
06 loại đất không chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp?
Tại Điều 3 Nghị định 74-CP năm 1993 có quy định 06 loại đất không chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:
(1) Đất rừng tự nhiên;
(2) Đất đồng cỏ tự nhiên chưa giao cho tổ chức, cá nhân nào sử dụng;
(3) Đất để ở, đất xây dựng công trình thuộc diện chịu thuế nhà đất;
(4) Đất làm giao thông, thuỷ lợi dùng chung cho cánh đồng;
(5) Đất chuyên dùng là đất được xác định sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và làm nhà ở;
(6) Đất do Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê.
Đối tượng nào được miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp?
Tại Điều 19 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 có quy định các đối tượng được miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:
- Miễn thuế cho đất đồi, núi trọc dùng vào sản xuất nông, lâm nghiệp, đất trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
- Miễn thuế cho đất khai hoang không thuộc quy định trên dùng vào sản xuất:
+ Trồng cây hàng năm: 5 năm; riêng đối với đất khai hoang ở miền núi, đầm lầy và lấn biển: 7 năm;
+ Trồng cây lâu năm: miễn thuế trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm 3 năm từ khi có thu hoạch. Riêng đối với đất ở miền núi, đầm lầy và lấn biển được cộng thêm 6 năm.
- Đối với cây lấy gỗ và các loại cây lâu năm thu hoạch một lần thì chỉ nộp thuế khi khai thác theo quy định.
- Miễn thuế cho đất trồng cây lâu năm chuyển sang trồng lại mới và đất trồng cây hàng năm chuyển sang trồng cây lâu năm, cây ăn quả: trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm 3 năm từ khi có thu hoạch.
- Hộ di chuyển đến vùng kinh tế mới khai hoang để sản xuất nông nghiệp được miễn thuế trong thời hạn theo quy định và cộng thêm 2 năm.
- Nếu đất được giao là đất đang sản xuất nông nghiệp, thì được miễn thuế trong thời hạn 3 năm kể từ ngày nhận đất.
- Trong trường hợp thiên tai, địch hoạ làm thiệt hại mùa màng, thuế sử dụng đất nông nghiệp được giảm hoặc miễn cho từng hộ nộp thuế theo từng vụ sản xuất như sau:
+ Thiệt hại từ 10% đến dưới 20%, giảm thuế tương ứng theo mức thiệt hại;
+ Thiệt hại từ 20% đến dưới 30%, giảm thuế 60%;
+ Thiệt hại từ 30% đến dưới 40%, giảm thuế 80%;
+ Thiệt hại từ 40% trở lên, miễn thuế 100%.
- Miễn thuế hoặc giảm thuế cho các hộ nông dân sản xuất ở vùng cao, miền núi, biên giới và hải đảo mà sản xuất và đời sống còn nhiều khó khăn;
- Miễn thuế hoặc giảm thuế cho các hộ nông dân là dân tộc thiểu số mà sản xuất và đời sống còn nhiều khó khăn;
- Miễn thuế cho các hộ nông dân là người tàn tật, già yếu không nơi nương tựa.
- Miễn thuế cho hộ nộp thuế có thương binh hạng 1/4 và 2/4, bệnh binh hạng 1/3 và 2/3;
- Miễn thuế hoặc giảm thuế cho hộ nộp thuế là gia đình liệt sỹ;
- Giảm thuế cho hộ nộp thuế có thương binh, bệnh binh không thuộc diện miễn thuế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?