Các trường hợp nào được miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp?
- Các loại đất nào chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp?
- Các trường hợp nào được miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp?
- Những loại đất nào không chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp?
- Cơ quan nào có thẩm quyền miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp?
- Danh sách các hộ được đề nghị xét giảm thuế, miễn thuế của xã có được công khai không?
Các loại đất nào chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp?
Căn cứ Điều 2 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 quy định đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là đất dùng vào sản xuất nông nghiệp bao gồm:
- Đất trồng trọt;
- Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản;
- Đất rừng trồng.
Ngoài ra tại Điều 3 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 quy định đất không thuộc diện chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp mà chịu các loại thuế khác hoặc không phải chịu thuế theo quy định của pháp luật, bao gồm:
- Đất có rừng tự nhiên;
- Đất đồng cỏ tự nhiên;
- Đất dùng để ở;
- Đất chuyên dùng.
Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Điều 5 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993:
- Diện tích;
- Hạng đất;
- Định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất.
Các trường hợp nào được miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp?
Căn cứ Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 các trường hợp được miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định như sau:
- Miễn thuế cho đất đồi, núi trọc dùng vào sản xuất nông, lâm nghiệp, đất trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
- Miễn thuế cho đất khai hoang không thuộc quy định trên dùng vào sản xuất:
+ Trồng cây hàng năm: 5 năm; riêng đối với đất khai hoang ở miền núi, đầm lầy và lấn biển: 7 năm;
+ Trồng cây lâu năm: miễn thuế trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm 3 năm từ khi có thu hoạch. Riêng đối với đất ở miền núi, đầm lầy và lấn biển được cộng thêm 6 năm.
- Đối với cây lấy gỗ và các loại cây lâu năm thu hoạch một lần thì chỉ nộp thuế khi khai thác theo quy định.
- Miễn thuế cho đất trồng cây lâu năm chuyển sang trồng lại mới và đất trồng cây hàng năm chuyển sang trồng cây lâu năm, cây ăn quả: trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm 3 năm từ khi có thu hoạch.
- Hộ di chuyển đến vùng kinh tế mới khai hoang để sản xuất nông nghiệp được miễn thuế trong thời hạn theo quy định và cộng thêm 2 năm.
- Nếu đất được giao là đất đang sản xuất nông nghiệp, thì được miễn thuế trong thời hạn 3 năm kể từ ngày nhận đất.
- Trong trường hợp thiên tai, địch hoạ làm thiệt hại mùa màng, thuế sử dụng đất nông nghiệp được giảm hoặc miễn cho từng hộ nộp thuế theo từng vụ sản xuất như sau:
+ Thiệt hại từ 10% đến dưới 20%, giảm thuế tương ứng theo mức thiệt hại;
+ Thiệt hại từ 20% đến dưới 30%, giảm thuế 60%;
+ Thiệt hại từ 30% đến dưới 40%, giảm thuế 80%;
+ Thiệt hại từ 40% trở lên, miễn thuế 100%.
- Miễn thuế hoặc giảm thuế cho các hộ nông dân sản xuất ở vùng cao, miền núi, biên giới và hải đảo mà sản xuất và đời sống còn nhiều khó khăn;
- Miễn thuế hoặc giảm thuế cho các hộ nông dân là dân tộc thiểu số mà sản xuất và đời sống còn nhiều khó khăn;
- Miễn thuế cho các hộ nông dân là người tàn tật, già yếu không nơi nương tựa.
- Miễn thuế cho hộ nộp thuế có thương binh hạng 1/4 và 2/4, bệnh binh hạng 1/3 và 2/3;
- Miễn thuế hoặc giảm thuế cho hộ nộp thuế là gia đình liệt sỹ;
- Giảm thuế cho hộ nộp thuế có thương binh, bệnh binh không thuộc diện miễn thuế.
Các trường hợp nào được miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp?(Hình từ Internet)
Những loại đất nào không chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 74-CP năm 1993 quy định những loại đất không chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:
- Đất rừng tự nhiên;
- Đất đồng cỏ tự nhiên chưa giao cho tổ chức, cá nhân nào sử dụng;
- Đất để ở, đất xây dựng công trình thuộc diện chịu thuế nhà đất;
- Đất làm giao thông, thuỷ lợi dùng chung cho cánh đồng;
- Đất chuyên dùng là đất được xác định sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và làm nhà ở;
- Đất do Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định.
Cơ quan nào có thẩm quyền miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 74-CP năm 1993 quy định cơ quan có thẩm quyền miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp như sau:
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giảm thuế, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế.
- Quyết định giảm thuế, miễn thuế phải được thông báo đến từng hộ được giảm thuế, miễn thuế.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện giảm, miễn thuế của các địa phương; được quyền bãi bỏ các quyết định giảm, miễn thuế trái với Nghị định này và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Danh sách các hộ được đề nghị xét giảm thuế, miễn thuế của xã có được công khai không?
Căn cứ Điều 24 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 quy định về danh sách được để nghị xét miễn giảm thuế:
Điều 24
Danh sách các hộ được đề nghị xét giảm thuế, miễn thuế của xã phải được niêm yết để nhân dân tham gia ý kiến trong thời hạn 20 ngày, trước khi trình Uỷ ban nhân dân cấp trên duyệt.
Quyết định giảm thuế, miễn thuế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải được thông báo kịp thời cho hộ nộp thuế và niêm yết công khai.
Như vậy, danh sách các hộ được đề nghị xét giảm thuế, miễn thuế của xã phải được niêm yết để nhân dân tham gia ý kiến trong thời hạn 20 ngày, trước khi trình Uỷ ban nhân dân cấp trên duyệt.
Quyết định giảm thuế, miễn thuế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải được thông báo kịp thời cho hộ nộp thuế và niêm yết công khai.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?