Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng công trình và cách lập?
Biên bản kiểm tra hiện trường là gì?
Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về khái niệm biên bản kiểm tra hiện trường. Tuy nhiên, biên bản kiểm tra hiện trường được hiểu là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép lại nội dung của hiện trường, là căn cứ để xác định quá trình khám nghiệm hiện trường đúng thẩm quyền, đúng pháp luật, ghi lại các điểm mấu chốt, chứng cứ, sự kiện… diễn ra tại hiện trường.
Biên bản kiểm tra hiện trường có thể được lập ra trong nhiều trường hợp khác nhau, chẳng hạn như:
- Kiểm tra an toàn lao động tại nơi làm việc
- Kiểm tra chất lượng công trình xây dựng
- Kiểm tra tình hình an ninh trật tự tại một khu vực
- Kiểm tra nguyên nhân vụ tai nạn
- Kiểm tra hiện trường vụ án
...
Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng công trình và cách lập? (Hình từ Internet)
Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng công trình và cách lập?
Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng công trình, tuy nhiên có thể tham khảo mẫu Biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng mới nhất 2024 như sau:
Mẫu số 01 Tại đây
Mẫu số 02
Cách lập Biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng:
Biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng được lập theo trình tự sau:
Thứ nhất: Về thông tin thành phần tham gia kiểm tra hiện trường:
Tên biên bản: Biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng
- Thời gian, địa điểm: Ghi rõ thời gian và địa điểm thực hiện kiểm tra hiện trường xây dựng.
- Thành phần tham gia:
+ Ghi rõ đại diện tham gia trong biên bản hiện trường bao gồm người đại diện cho các bên liên quan, chức vụ;
+ Đối với thành phần trực tiếp kiểm tra hiện trường công trình xây dựng sẽ bao gồm: 2 cán bộ của Cục quản lý công trình xây dựng; 2 cán bộ kỹ thuật của ban quản lý dự án của chủ đầu tư công trình xây dựng; đại diện biên thiết kế công trình xây dựng bao gồm 2 cán bộ thiết kế;…
- Đối với thành phần khách mời, gồm:
+ Đại diện cho bên sẽ khai thác và sử dụng công trình (khách hàng, đối tác…);
+ Đại diện bên đơn vị tổ chức hành chính tại địa phương (UBND xã, phường…).
Thứ hai: Phần nội dung biên bản hiện trường:
- Nội dung kiểm tra: Ghi rõ nội dung kiểm tra cụ thể, bao gồm:
+ Cần nêu rõ mục đích của việc kiểm tra hiện trường, nội dung diễn ra trong quá trình kiểm tra công trình xây dựng.
+ Chất lượng thi công các hạng mục công trình: Kiểm tra chất lượng vật liệu, kết cấu, kỹ thuật thi công,...
+ An toàn lao động: Kiểm tra công tác đảm bảo an toàn lao động trên công trường, bao gồm: trang thiết bị bảo hộ lao động, phương án phòng chống cháy nổ,...
+ Tiến độ thi công: Kiểm tra tiến độ thi công công trình so với kế hoạch đề ra.
+ Các vấn đề khác: Ghi rõ các vấn đề khác cần kiểm tra.
Thứ ba: Kết quả kiểm tra:
Ghi rõ kết quả kiểm tra từng nội dung cụ thể.
Thứ tư: Ý kiến của các bên tham gia:
Ghi rõ ý kiến của các bên tham gia về kết quả kiểm tra.
Thứ năm: Ký xác nhận
Các bên tham gia kiểm tra hiện trường ký xác nhận vào biên bản.
Điều kiện khởi công xây dựng công trình là gì?
Tại Điều 107 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về điều kiện khởi công xây dựng công trình như sau:
Điều kiện khởi công xây dựng công trình
1. Việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng;
b) Có giấy phép xây dựng đối với công trình phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 của Luật này;
c) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt;
d) Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của phập luật;
đ) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng;
e) Chủ đầu tư đã gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc.”
2. Việc khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ cần đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Theo đó, việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:
- Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng;
- Có giấy phép xây dựng đối với công trình phải có giấy phép xây dựng;
- Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt;
- Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của phập luật;
- Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng;
- Chủ đầu tư đã gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng công trình đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?