Toàn văn Luật Đất đai 2024: Tác động đến với doanh nghiệp như thế nào?
Toàn văn Luật Đất đai 2024: Tác động đến với doanh nghiệp như thế nào?
Toàn văn Luật Đất đai 2024 được Quốc hội thông qua vào sáng ngày 18/01/2024 tại Kỳ họp Quốc hội bất thường với kết quả biểu quyết là 87,63%.
Căn cứ theo Dự thảo Luật Đất đai 2024 trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thì có thể thấy: Luật đặt ra nhiều vấn đề mới đối với các doanh nghiệp bao gồm:
- Quy định rõ hơn các trường hợp cho thuê đất trả tiền 1 lần cho cả thời gian thuê. Các trường hợp còn lại sẽ áp dụng thuê đất trả tiền hàng năm.
- Giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều thời gian và thủ tục hành chính do các quy định về thủ tục đã được minh bạch, rút gọn hơn và đơn giản hơn.
- Để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy định của Chương 8 về “phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất”, Chương 9 Luật Đất đai 2024 đã quy định cụ thể việc “giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất.
- Trong điều kiện thực tiễn hiện nay, điểm b khoản 1 và khoản 6 Điều 127 Luật Đất đai (sửa đổi) 2024 chỉ cho phép nhà đầu tư được “thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất đối với đất ở” hoặc “phải đang có quyền sử dụng đất ở hoặc đất ở và đất khác” để thực hiện dự án nhà ở thương mại, nên doanh nghiệp bất động sản rất kỳ vọng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhất là cấp tỉnh khẩn trương thực thi hiệu quả Điều 125 về thực hiện “đấu giá quyền sử dụng đất” và Điều 126 về thực hiện “đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư” trên thực tế để có đủ quỹ đất thực hiện “đấu giá quyền sử dụng đất” hoặc “đấu thầu dự án có sử dụng đất” để lựa chọn nhà đầu tư dự án nhà ở thương mại và đáp ứng kịp thời nhu cầu nhà ở thương mại của xã hội.
Toàn văn Luật Đất đai 2024: Tác động đến với doanh nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)
Toàn văn Luật Đất đai 2024 áp dụng từ ngày nào?
Căn cứ theo Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về luật, nghị quyết của Quốc hội như sau:
Luật, nghị quyết của Quốc hội
1. Quốc hội ban hành luật để quy định:
a) Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
b) Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định; việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt;
c) Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;
d) Chính sách cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường;
đ) Quốc phòng, an ninh quốc gia;
e) Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
......
Theo đó, Toàn văn Luật Đất đai 2024 do Quốc hội ban hành được áp dụng kể từ ngày 01/01/2025, riêng Điều 190 và Điều 248 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày từ ngày 01/4/2024.
Ai có quyền đề nghị xây dựng luật và kiến nghị luật?
Theo Điều 32 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức như sau:
Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức
1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội thì có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
.....
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 33 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về kiến nghị về luật, pháp lệnh, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội như sau:
Kiến nghị về luật, pháp lệnh, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội
1. Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị về luật, pháp lệnh. Việc kiến nghị về luật, pháp lệnh phải căn cứ vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh được lập theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật này.
.....
Thông qua quy định trên, người có quyền đề nghị xây dựng luật và kiến nghị luật bao gồm các chủ thể dưới đây:
- Chủ tịch nước.
- Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước.
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Đại biểu Quốc hội.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sơ đồ khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân đầy đủ, chi tiết nhất?
- Mẫu Bản kiểm điểm sinh con thứ 3 của giáo viên mới nhất năm 2024?
- Lời dẫn văn nghệ Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 ngắn gọn, hay nhất?
- Nguyên tắc xây dựng kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư là gì?
- Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo thuộc BGDĐT bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ khi nào?