Chuyến bay bị delay (trễ chuyến) vào dịp tết Âm lịch 2024 thì hành khách có được hoàn trả tiền vé máy bay không?

Xin cho tôi hỏi: Tôi đi máy bay để về nhà vào dịp tết mà chuyến bay của tôi bị delay nhiều giờ liền, giờ tôi muốn được hoàn trả lại tiền vé có được không? Mong được giải đáp!

Chuyến bay bị delay (trễ chuyến) vào dịp tết Âm lịch 2024 thì hành khách có được hoàn trả tiền vé máy bay không?

Căn cứ khoản 5 Điều 145 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014 quy định về chuyến bay bị delay như sau:

Nghĩa vụ của người vận chuyển khi vận chuyển hành khách
...
5. Trong trường hợp do lỗi của người vận chuyển, hành khách đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng không được vận chuyển hoặc chuyến bay bị huỷ hoặc chuyến bay bị chậm kéo dài mà không được người vận chuyển thông báo trước thì người vận chuyển có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này và phải trả một khoản tiền bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách. Trong trường hợp phải bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm dân sự của người vận chuyển thì khoản tiền này được trừ vào khoản tiền bồi thường.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về thời gian người vận chuyển phải thông báo trước, thời gian chuyến bay bị chậm kéo dài và khoản tiền bồi thường ứng trước không hoàn lại sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Ngoài ra, căn cứ Điều 8 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 19/2023/TT-BGTVT quy điịnh về việc hoàn trả tiền vé máy bay với chuyến bay bị delay như sau:

Nghĩa vụ tối thiểu của người vận chuyển đối với hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay trong trường hợp vận chuyển bị chậm, chuyến bay bị hủy, khởi hành sớm, hành khách không được vận chuyển do lỗi của người vận chuyển
...
2. Chuyến bay bị chậm là chuyến bay có thời gian khởi hành thực tế muộn trên 15 phút so với thời gian khởi hành theo kế hoạch trong lịch bay căn cứ.
3. Trong trường hợp không phải do lỗi của hành khách mà chuyến bay bị chậm, người vận chuyển có nghĩa vụ cung cấp, cập nhật đầy đủ thông tin cho hành khách theo phương thức thích hợp; xin lỗi hành khách; bảo đảm việc ăn, nghỉ, đi lại và chịu các chi phí khác có liên quan trực tiếp phù hợp với thời gian chờ đợi tại cảng hàng không được quy định trong Điều lệ vận chuyển và phải đảm bảo chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
4. Trong trường hợp chuyến bay bị chậm do lỗi của người vận chuyển, ngoài các nghĩa vụ của khoản 3 Điều này, người vận chuyển có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ khác đối với hành khách như sau:
a) Đối với chuyến bay chậm từ 02 giờ trở lên: trong phạm vi cung cấp dịch vụ của người vận chuyển, chuyển đổi hành trình phù hợp cho hành khách hoặc chuyển sang chuyến bay khác để hành khách tới được điểm cuối của hành trình, miễn trừ điều kiện hạn chế về chuyển đổi hành trình hoặc chuyển đổi chuyến bay và phụ thu liên quan (nếu có) cho hành khách;
b) Đối với chuyến bay chậm từ 05 giờ trở lên: trường hợp hành khách không yêu cầu người vận chuyển thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điểm a khoản này mà yêu cầu hoàn trả tiền vé, người vận chuyển hoàn trả toàn bộ tiền vé hoặc hoàn trả tiền phần vé chưa sử dụng theo sự lựa chọn của hành khách tại cảng hàng không hoặc tại các văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc đại lý bán vé do hãng hàng không chỉ định;
c) Đối với chuyến bay chậm kéo dài: ngoài nghĩa vụ quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này khi hành khách có yêu cầu, người vận chuyển phải thực hiện bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay theo quy định về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
...

Như vậy, trong trường hợp hành khách đi về quê dịp tết Âm lịch mà chuyến bay bị delay từ 05 tiếng trở lên, hành khách có yêu cầu hoàn trả tiền vé máy bay thì hãng hàng không phải có trách nhiệm hoàn trả lại toàn bộ tiền vé hoặc tiền của phần vé máy bay chưa sử dụng theo sự lựa chọn của hành khách.

Bên cạnh đó, đối với chuyến bay bị delay kéo dài nếu hành khách có yêu cầu thì hãng hàng không phải thực hiện bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé máy bay trên chuyến bay theo quy định.

Ngoài ra, hành khách đi máy bay về quê dịp tết Âm lịch 2024 mà bị delay từ 02 tiếng trở lên thì có quyền yêu cầu hãng hàng không chuyển đổi hành trình phù hợp hoặc chuyển sang chuyến bay khác để đảm bảo quyền lợi cho hành khách. Việc chuyển đổi này sẽ được miễn trừ điều kiện hạn chế và các chi phí phụ thu liên quan cho hành khách.Chuyến bay bị delay (trễ chuyến) vào dịp tết Âm lịch 2024 thì hành khách có được hoàn trả tiền vé máy bay không?

Chuyến bay bị delay (trễ chuyến) vào dịp tết Âm lịch 2024 thì hành khách có được hoàn trả tiền vé máy bay không? (Hình từ Internet)

Hãng hàng không có được phép từ chối vận chuyển hành khách có vé máy bay và đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay hoặc đang trong hành trình bay không?

Căn cứ Điều 146 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về việc từ chối vận chuyển hành khách đã có vé như sau:

Từ chối vận chuyển hành khách có vé và đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay hoặc đang trong hành trình
1. Do tình trạng sức khoẻ của hành khách mà người vận chuyển nhận thấy việc vận chuyển hoặc vận chuyển tiếp sẽ gây nguy hại cho hành khách đó, cho những người khác trong tàu bay hoặc gây nguy hại cho chuyến bay.
2. Để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh.
3. Hành khách không chấp hành quy định về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, khai thác vận chuyển hàng không.
4. Hành khách có hành vi làm mất trật tự công cộng, uy hiếp an toàn bay hoặc gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác.
5. Hành khách trong tình trạng say rượu, bia hoặc các chất kích thích khác mà không làm chủ được hành vi.
6. Vì lý do an ninh.
7. Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, trong một số trường hợp sau, hãng hàng không được phép từ chối vận chuyển hàng khách đã có vé và xác nhận chỗ ngồi trên chuyến bay hoặc trong hành trình bay:

-Việc tham gia chuyến bay sẽ gây nguy hại đến tình trạng sức khỏe của hành khách;

- Ngăn ngừa lây lan dịch bệnh;

- Hành khách không chấp hành quy định chuyến bay;

- Hành khách có hành vi lgây mất trật tự công cộng, uy hiếp tới an toàn bay hoặc sức khỏe, tàu sản của hành khách khác;

- Hành khách trong tình trạng say rượu, bia hoặc các chất kích thích khác mà không còn làm chủ được hành vi của mình;

- Vì lý do an ninh;

- Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hành khách đi máy bay có các quyền nào?

Căn cứ Điều 147 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về quyền của hành khách khi đi máy bay như sau:

Quyền của hành khách
1. Được thông báo bằng văn bản về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển áp dụng đối với trường hợp hành khách bị chết, bị thương, hành lý bị hư hỏng, mất và vận chuyển chậm.
2. Trong trường hợp hành khách không được vận chuyển do lỗi của người vận chuyển, hành khách có quyền yêu cầu người vận chuyển thu xếp hành trình phù hợp hoặc hoàn trả lại tiền phần vé chưa sử dụng.
3. Trong các trường hợp quy định tại Điều 146 của Luật này, hành khách được nhận lại tiền vé hoặc số tiền tương ứng của phần vé chưa sử dụng, sau khi đã trừ phí và tiền phạt được ghi trong Điều lệ vận chuyển.
4. Từ chối chuyến bay; nếu đang trong hành trình, hành khách có quyền từ chối bay tiếp tại bất kỳ cảng hàng không, sân bay hoặc nơi hạ cánh bắt buộc nào và có quyền nhận lại tiền vé hoặc số tiền tương ứng của phần vé chưa sử dụng, sau khi đã trừ phí và tiền phạt được ghi trong Điều lệ vận chuyển.
5. Được miễn cước vận chuyển hành lý với mức tối thiểu được ghi trong Điều lệ vận chuyển.
6. Trẻ em dưới mười hai tuổi đi tàu bay được miễn, giảm cước vận chuyển với mức ghi trong Điều lệ vận chuyển.
Trẻ em từ hai tuổi đến dưới mười hai tuổi được bố trí chỗ ngồi riêng; trẻ em dưới hai tuổi không có chỗ ngồi riêng và phải có người lớn đi cùng.

Như vậy, hành khách khi đi máy bay sẽ có các quyền sau đây:

- Được thông báo về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp hành khách bị chết, bị thương hoặc hành lý bị hư hỏng, mất và vận chuyển chậm;

- Yêu cầu người vận chuyển thu xếp hành trình phù hợp hoặc hoàn trả lại tiền phần vé chưa sử dụng nếu không được vận chuyển do lỗi của người vận chuyển;

- Nhận lại tiền vé hoặc số tiền tương ứng của phần vé chưa sử dụng, sau khi đã trừ phí và tiền phạt khi bị từ chối tham gia chuyến bay;

- Từ chối chuyến bay;

- Miễn cước vận chuyển hành lý với mức tối thiểu được quy định;

- Trẻ em dưới 12 tuổi được miễn, giảm cước vận chuyển;

- Trẻ em từ 02 tuổi đến dưới 12 tuổi được bố trí chỗ ngồi riêng;

- Trẻ em dưới 02 tuổi không có chỗ ngồi riêng và phải có người lớn đi cùng.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Trần Thị Ngọc Huyền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào