Điểm chuẩn trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh các năm gần đây?
Điểm chuẩn trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh các năm gần đây?
Dưới đây là điểm chuẩn trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh các năm gần đây:
(1) Điểm chuẩn trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2023
Mức điểm trúng tuyển (không nhân hệ số) trình độ đại học hình thức chính quy của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023:
(2) Điểm chuẩn trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2022
(3) Điểm chuẩn trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2021
Năm 2024 trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh tuyển sinh theo các phương thức nào?
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh thông báo có 02 phương thức tuyển sinh trình độ đại học hình thức chính quy năm 2024 như sau:
[1] Phương thức 1: Tuyển thẳng, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển sớm theo Đề án tuyển sinh của Trường.
Chỉ tiêu của phương thức 1 là 45%/ tổng chỉ tiêu, cho 3 đối tượng sau:
1/ Đối tượng 1: tuyển thẳng, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển đối với các thí sinh đăng ký học ngành đào tạo phù hợp với môn đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hoặc cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 3 năm theo quy định của Bộ; và đã tốt nghiệp THPT trong năm 2024.
Cụ thể như sau:
+ Môn Văn, Toán và tiếng Anh: đối với ngành Quản trị - Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật, ngành Luật thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh;
+ Môn tiếng Nhật và tiếng Pháp: đối với ngành Luật;
+ Môn Lý: đối với ngành Quản trị - Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật và ngành Luật thương mại quốc tế;
+ Môn Hóa: đối với ngành Quản trị - Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật;
+ Môn Sử: đối với ngành Luật và ngành Ngôn ngữ Anh;
+ Môn Địa: đối với ngành Luật.
2/ Đối tượng 2: xét tuyển sớm đối với các thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tiếng Anh/ hoặc tiếng Pháp/ hoặc tiếng Nhật. Những chứng chỉ này nếu có quy định về thời hạn thì phải còn giá trị đến ngày 30/6/2024.
Cụ thể phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Thứ nhất, đã tốt nghiệp THPT;
- Thứ hai, có trình độ ngoại ngữ quốc tế đạt tối thiểu như sau:
+ Đối với tiếng Anh: IELTS đạt điểm từ 5,5 trở lên hoặc TOEFL iBT đạt điểm từ 65 trở lên;
+ Đối với tiếng Pháp: chứng chỉ DELF đạt từ trình độ B1 trở lên hoặc chứng chỉ TCF đạt điểm từ 300 trở lên/ kỹ năng trở lên. Hai loại chứng chỉ này phải do Trung tâm Nghiên cứu Sư phạm quốc tế cấp;
+ Đối với tiếng Nhật (chỉ xét tuyển đối với ngành Luật): chứng chỉ JLPT đạt từ trình độ N3 trở lêndo Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản cấp, trong kỳ thi năng lực tiếng Nhật;
- Thứ ba, có điểm trung bình cộng của 5 học kỳ THPT (gồm năm Lớp 10, Lớp 11 và học kỳ 1 năm Lớp 12) của 03 môn thuộc Tổ hợp đăng ký xét tuyển đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên.
3/ Đối tượng 3: Xét tuyển sớm đối với thí sinh học tại các trường THPT chuyên, năng khiếu và các trường THPT có điểm trung bình trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT cao nhất theo Danh sách “Các trường THPT thuộc diện được ưu tiên xét tuyển sớm năm 2024 của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh”;
Cụ thể phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Thứ nhất, đã tốt nghiệp THPT;
- Thứ hai, phải học đủ 3 năm tại các trường có tên trong “Danh sách các trường THPT thuộc diện ưu tiên xét tuyển sớm năm 2024 của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh”;
- Thứ ba, có kết quả học tập của từng năm Lớp 10, Lớp 11 và Lớp 12 được xếp loại giỏi; và có tổng điểm trung bình năm học của 3 năm THPT đạt tổng điểm từ 24,5 trở lên;
- Thứ tư, có điểm trung bình cộng của 5 học kỳ THPT (gồm năm Lớp 10, Lớp 11 và học kỳ 1 năm Lớp 12) của 03 môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển đạt tổng điểm từ 24,5 trở lên.
[2] Phương thức 2: xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Chỉ tiêu xét tuyển: 55%/ tổng chỉ tiêu;
Dành cho thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có kết quả thi của các môn thi/ bài thi trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 phù hợp với tổ hợp môn đăng ký xét tuyển của Trường;
Lưu ý: Trường hợp tuyển sinh theo Phương thức 1 chưa hết chỉ tiêu (hoặc tuyển dư chỉ tiêu, tối đa không quá 5%) thì số chỉ tiêu còn lại sẽ được chuyển sang Phương thức 2.
Điểm chuẩn trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh các năm gần đây? (Hình từ Internet)
Thí sinh được bảo lưu kết quả trúng tuyển khi nào?
Căn cứ Điều 10 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định bảo lưu kết quả trúng tuyển:
Bảo lưu kết quả trúng tuyển
1. Thí sinh đã có giấy báo trúng tuyển được bảo lưu kết quả trúng tuyển trong những trường hợp sau:
a) Đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung ngay trong năm trúng tuyển theo quyết định hoặc lệnh của cơ quan có thẩm quyền;
b) Bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn nghiêm trọng không thể nhập học đúng hạn, có hồ sơ y tế và xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
2. Thí sinh thuộc diện quy định tại khoản 1 phải gửi đơn xin bảo lưu kèm theo giấy tờ minh chứng tới cơ sở đào tạo gọi nhập học. Thời gian tối đa được bảo lưu kết quả do cơ sở đào tạo quy định, nhưng không ít hơn 3 năm đối với người quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Ngay sau khi đủ điều kiện đi học trở lại, người được bảo lưu kết quả trúng tuyển phải thực hiện các thủ tục nhập học theo quy định của cơ sở đào tạo, trong đó phải cung cấp minh chứng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc đã được điều trị hồi phục. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có thời gian bảo lưu từ 3 năm trở lên, cơ sở đào tạo xem xét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị đại học để ôn tập trước khi vào học chính thức.
Như vậy, thí sinh được bảo lưu kết quả trúng tuyển khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung ngay trong năm trúng tuyển theo quyết định hoặc lệnh của cơ quan có thẩm quyền;
- Bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn nghiêm trọng không thể nhập học đúng hạn, có hồ sơ y tế và xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
Lưu ý: Thí sinh chỉ được bảo lưu kết quả trúng tuyển khi có giấy báo trúng tuyển và phải gửi đơn xin bảo lưu kèm theo giấy tờ minh chứng tới cơ sở đào tạo gọi nhập học.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam triển khai tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc từ năm nào? Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là lực lượng gì?
- Các chức vụ chỉ huy của đơn vị Dân quân tự vệ bao gồm những ai?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp: Điều chỉnh, bổ sung, xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng phù hợp với chiến lược, đề án về quốc phòng, an ninh, tạo sức mạnh gì?
- Thi IOE Tiếng Anh 2024 có bao nhiêu cấp? Thi IOE cấp trường năm 2024 có bao nhiêu giải?
- Bài hát “Tiến bước dưới quân kỳ” do nhạc sĩ nào sáng tác? Tỷ lệ kích thước Quốc kỳ Việt Nam là bao nhiêu?