Phương thức tuyển sinh Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2025?
Phương thức tuyển sinh Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2025?
Ngày 24/01/2025, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ban hành Thông báo tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2025. Theo đó, các phương thức tuyển sinh Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2025 như sau:
* Phương thức 1:
[1] Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT
- Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ hoặc thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ hoặc thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được nhận vào học các ngành thuộc nhóm ngành Nông nghiệp và Thủy sản và các nhóm ngành khác khi có học lực đạt loại khá ít nhất 1 năm tại các trường THPT.
- Thí sinh là người nước ngoài hoặc thí sinh tốt nghiệp THPT ở nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt (hoặc Tiếng Anh đối với các chương trình giảng dạy bằng Tiếng Anh) đáp ứng quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
[2] Xét tuyển thẳng học sinh giỏi THPT và có thành tích vượt trội
- Đối tượng 1: Học sinh giỏi ít nhất 1 kỳ và có một trong các thành tích vượt trội trong các cuộc thi chọn học sinh giỏi sau đây:
+ Đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi, thi khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh THPT cấp tỉnh, thành phố
+ Thuộc đội tuyển cấp tỉnh/thành phố (trực thuộc trung ương) hoặc đội tuyển của trường THPT chuyên trực thuộc các trường đại học tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT hoặc cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật (NCKHKT) quốc gia dành cho học sinh THPT (gọi chung là Thuộc đội tuyển thi HSG)
- Đối tượng 2: Học sinh giỏi ít nhất 1 kỳ và có một trong các thành tích vượt trội trong vòng 02 năm tính đến ngày 01/6/2025 như sau:
+ Kết quả thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 6.0 trở lên
+ Kết quả kỳ thi SAT đạt từ 1200 điểm trở lên
+ Kết quả kỳ thi ACT đạt từ 25 điểm trở lên.
- Đối tượng 3: Học sinh giỏi ít nhất 2 kỳ và đạt 90 điểm trở lên trong kỳ thi Kiến thức công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA 2025.
* Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (theo quy định, lịch trình của Bộ GD&ĐT và theo Đề án tuyển sinh của Học viện)
Điểm xét tuyển = (Điểm thi môn 1 * 2 + Điểm thi môn 2 + Điểm thi môn 3) + Điểm ưu tiên (nếu có).
Trong đó: (Điểm thi môn 1 * 2 + Điểm thi môn 2 + Điểm thi môn 3) được quy đổi về thang điểm 30 trước khi cộng điểm ưu tiên.
* Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (Xét học bạ)
Điểm xét tuyển = (ĐTBcn môn 1 * 2 + ĐTBcn môn 2 + ĐTBcn môn 3) + Điểm ưu tiên (nếu có).
Trong đó: ĐTBcn là điểm trung bình cả năm; (ĐTBcn môn 1 * 2 + ĐTBcn môn 2 + ĐTBcn môn 3) được quy đổi về thang điểm 30 trước khi cộng điểm ưu tiên
* Phương thức 4: Xét tuyển kết hợp
[1] Tiêu chí 1: Xét tuyển theo tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 theo thang điểm 10 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển (trong đó môn 1 nhân hệ số 2, tổng điểm được quy về thang điểm 20) và điểm kết quả thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS 5.0 trở lên. Tiêu chí này điểm nộp hồ sơ xét tuyển phải đạt từ 21-24 điểm trở lên tùy ngành.
Điểm xét tuyển = (ĐTBcn môn 1 * 2 + ĐTBcn môn 2 + ĐTBcn môn 3) + Điểm quy đổi điểm tiếng Anh + Điểm ưu tiên (nếu có)
Trong đó: ĐTBcn là điểm trung bình cả năm; (ĐTBcn môn 1 * 2 + ĐTBcn môn 2 + ĐTBcn môn 3) được quy đổi về thang điểm 20.
[2] Tiêu chí 2: Xét tuyển theo tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 theo thang điểm 10 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển (trong đó môn 1 nhân hệ số 2, tổng điểm được quy về thang điểm 20) và kết quả cuộc thi Kiến thức công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA 2025 từ 70 điểm trở lên, cộng điểm ưu tiên (nếu có). Tiêu chí này điểm nộp hồ sơ xét tuyển phải đạt từ 21-24 điểm trở lên tùy ngành.
Điểm xét tuyển = (ĐTBcn môn 1 * 2 + ĐTBcn môn 2 + ĐTBcn môn 3) + Điểm quy đổi kết quả cuộc thi Kiến thức công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA 2025 về thang điểm 10 + Điểm ưu tiên (nếu có)
Trong đó: ĐTBcn là điểm trung bình cả năm; (ĐTBcn môn 1 * 2 + ĐTBcn môn 2 + ĐTBcn môn 3) được quy đổi về thang điểm 20.
[3] Tiêu chí 3: Xét tuyển theo tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 theo thang điểm 10 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển (trong đó môn 1 nhân hệ số 2, tổng điểm được quy về thang điểm 20) và kết quả kỳ thi ACT từ 13 điểm trở lên và SAT từ 800 điểm trở lên, cộng điểm ưu tiên (nếu có). Tiêu chí này điểm nộp hồ sơ xét tuyển phải đạt từ 21-24 điểm trở lên tùy ngành.
Điểm xét tuyển = Điểm học tập theo tổ hợp xét tuyển * 2 + Điểm quy đổi kết quả kỳ thi SAT/ACT quy đổi về thang điểm 10 + điểm ưu tiên (nếu có).
Phương thức tuyển sinh Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2025? (Hình từ Internet)
Thi tốt nghiệp THPT 2025 nhằm mục đích gì?
Căn cứ Điều 2 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định mục đích, yêu cầu:
Điều 2. Mục đích, yêu cầu
1. Thi tốt nghiệp THPT nhằm mục đích: Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT); lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT/GDTX và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục; cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực của học sinh để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
2. Kỳ thi tốt nghiệp THPT (gọi tắt là kỳ thi) phải bảo đảm yêu cầu an toàn, nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng.
Theo đó, mục đích của thi tốt nghiệp THPT 2025 như sau:
- Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT)
- Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT/GDTX và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục
- Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực của học sinh để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Môn thi tự chọn thi tốt nghiệp THPT 2025 gồm những môn nào?
Căn cứ Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định môn thi:
Điều 3. Môn thi
Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Theo quy định trên, môn thi tự chọn thi tốt nghiệp THPT 2025 là 2 môn thi trong số các môn:
- Vật lí
- Hóa học
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lí
- Giáo dục kinh tế và pháp luật
- Tin học
- Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp)
- Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp)
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tuyển sinh Đại học có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động như thế nào?
- Mẫu sổ nhật ký mua hàng theo Thông tư 200?
- Danh mục Open API cơ bản được tổ chức thành những nhóm nào từ tháng 3/2025?
- Phương thức tuyển sinh Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2025?