Đã có Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Đất đai 2024 hay chưa?
Đã có Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Đất đai 2024 hay chưa?
Căn cứ theo Tiểu mục 7 Mục 2 Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2024 quy định về nhiệm về nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 như sau:
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
....
7. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, phòng, chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường
a) Tập trung hoàn thiện, trình Quốc hội ban hành Luật Đất đai (sửa đổi) và ban hành các văn bản quy định chi tiết, bảo đảm có hiệu lực đồng thời với Luật; rà soát, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành liên quan đến lĩnh vực biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học phù hợp với thực tiễn. Chỉ đạo, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương trong công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Tập trung xây dựng, trình dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản.
Mặt khác, căn cứ theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2024 về một số nhiệm vụ, cụ thể trong hoạt động rà soát, hoàn thiện thể chế pháp luật, cơ chế, chính sách gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật; đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh như sau:
Sáng ngày 18/01/2024, tại Nhà Quốc hội, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa 15, Quốc hội đã chính thức biểu quyết thông qua dự án Luật Đất đai sửa đổi (tức Luật Đất đai 2024). Theo đó, Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Riêng đối với Điều 190 và Điều 248 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày từ ngày 01/4/2024.
Theo nhiệm vụ tại Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 thì việc ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Đất đai 2024 phải bảo đảm có hiệu lực đồng thời với Luật.
Đồng thời, việc ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Đất đai 2024 do Bộ Tài nguyên môi trường chủ trì thực hiện. Thời hạn hoàn thành là tháng 09/2024.
Chính vì vậy, hiện tại vẫn chưa có Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Đất đai 2024. Tuy nhiên, theo dự kiến Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực đồng thời với Luật Đất đai 2024 và được hoàn thiện trong tháng 09/2024.
Đã có Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Đất đai 2024 hay chưa? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Đất đai 2024?
Căn cứ theo Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về Nghị định của Chính phủ như sau:
Nghị định của Chính phủ
Chính phủ ban hành nghị định để quy định:
1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
.....
Như vậy, Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Đất đai 2024.
Cơ quan chủ trì soạn thảo Nghị định có nhiệm vụ như thế nào?
Theo quy định tại Điều 90 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 23 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020, cơ quan chủ trì soạn thảo Nghị định có nhiệm vụ như sau:
[1] Cơ quan chủ trì soạn thảo nghị định chịu trách nhiệm trước Chính phủ về nội dung, chất lượng và tiến độ soạn thảo nghị định.
[2] Cơ quan chủ trì soạn thảo nghị định có nhiệm vụ sau đây:
- Tổ chức xây dựng dự thảo nghị định.
- Đối với nghị định có vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội thì phải bảo đảm tính thống nhất với các chính sách đã được Chính phủ thông qua.
- Đối với nghị định quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước thì phải bảo đảm phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật đã giao quy định chi tiết.
- Đánh giá tác động của chính sách đối với nghị định quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước trong trường hợp quy định cụ thể các chính sách đã được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
- Đánh giá tác động của chính sách đối với nghị định quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
- Trong trường hợp cần thiết, bộ, cơ quan ngang bộ có thể thành lập Ban soạn thảo. Ban soạn thảo gồm Trưởng ban là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo và các thành viên khác là đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học am hiểu các vấn đề chuyên môn thuộc nội dung của dự thảo nghị định và có điều kiện tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban soạn thảo; bảo đảm điều kiện hoạt động của Ban soạn thảo;
- Tổ chức lấy ý kiến, nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo; xây dựng tờ trình, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về dự thảo và đăng tải các tài liệu này trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và cổng thông tin điện tử của cơ quan chủ trì soạn thảo.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?