Cc Email là gì? Cc Email và Bcc Email khác nhau như thế nào?
Cc Email là gì? Cc Email và Bcc Email khác nhau như thế nào?
Cc Email là chế độ được sử dụng để gửi email cho nhiều người cùng lúc, danh sách những người nhận được nội dung mail cũng được hiển thị công khai với tất cả những người được nhận mail.
Để sử dụng chế độ Cc, cần nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + C khi gửi email trên laptop.
Bcc Email là chế độ được dùng để gửi email cho nhiều người nhận cùng lúc, nhưng họ sẽ không biết được danh sách những người cùng nhận được thư chung với mình.
Để sử dụng chế độ Bcc, cần nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + B khi gửi email.
Phân biệt Cc Email và Bcc Email
[1] Giống nhau:
Cc Email và Bcc Email đều là 2 chế độ được sử dụng để tạo ra các bản sao email và gửi cho nhiều người nhận cùng một lúc.
[2] Khác nhau:
- Chế độ Cc Email hiển thị công khai danh sách email, thông tin, danh tính của những người cùng nhận được thư. Do đó Cc Email được dùng nhiều khi gửi thư cho các thành viên trong cùng một lớp học, cùng một nhóm...
- Chế độ Bcc Email không hiển thị danh sách những người cùng nhận được email, có thể cùng lúc gửi thư cho nhiều người nhưng sẽ không ai nhìn thấy ai. Chế độ Bcc được sử dụng nhiều trong trường hợp cần bảo mật danh tính của những người nhận khác.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Cc Email là gì? Cc Email và Bcc Email khác nhau như thế nào? (Hình từ Internet)
Email quảng cáo phải đáp ứng yêu cầu gì?
Tại Điều 17 Nghị định 91/2020/NĐ-CP có quy định về yêu cầu đối với thư điện tử quảng cáo như sau:
Yêu cầu đối với thư điện tử quảng cáo
1. Chủ đề phải phù hợp với nội dung và nội dung quảng cáo phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về quảng cáo.
2. Thư điện tử quảng cáo phải được gắn nhãn theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
3. Có thông tin về Người quảng cáo theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
4. Trong trường hợp quảng cáo cho các dịch vụ có thu cước thì phải cung cấp đầy đủ thông tin về giá cước.
5. Có chức năng từ chối theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.
Theo đó, Email quảng cáo phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Chủ đề phải phù hợp với nội dung và nội dung quảng cáo phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về quảng cáo.
- Thư điện tử quảng cáo phải được gắn nhãn theo quy định, cụ thể:
+ Mọi thư điện tử quảng cáo đều phải gắn nhãn.
+ Nhãn được đặt ở vị trí đầu tiên trong phần chủ đề.
+ Nhãn có dạng [QC] hoặc [AD].
- Có thông tin về Người quảng cáo theo quy định. Cụ thể:
+ Thông tin về Người quảng cáo bao gồm tên, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ địa lý, địa chỉ Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng xã hội (nếu có).
+ Thông tin về Người quảng cáo bằng thư điện tử phải được thể hiện một cách rõ ràng và đặt liền trước phần lựa chọn cho phép Người sử dụng từ chối nhận thư điện tử quảng cáo.
- Trong trường hợp quảng cáo cho các dịch vụ có thu cước thì phải cung cấp đầy đủ thông tin về giá cước.
- Có chức năng từ chối theo quy định.
Chức năng từ chối nhận Email quảng cáo cần phải đáp ứng yêu cầu?
Tại Điều 20 Nghị định 91/2020/NĐ-CP có quy định về chức năng từ chối nhận thư điện tử quảng cáo như sau:
- Phần thông tin cho phép Người sử dụng từ chối nhận thư điện tử quảng cáo phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Đặt ở cuối thư điện tử quảng cáo và được thể hiện một cách rõ ràng;
+ Phải có phần khẳng định Người sử dụng có quyền từ chối tất cả sản phẩm từ người quảng cáo;
+ Trong trường hợp cần thiết, Người quảng cáo bằng thư điện tử phải cung cấp khả năng từ chối bổ sung như từ chối một sản phẩm hoặc từ chối một nhóm sản phẩm;
+ Có hướng dẫn rõ ràng về các từ chối theo các điểm b, điểm c khoản 1 Điều 20 Nghị định 91/2020/NĐ-CP và các hình thức từ chối theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 91/2020/NĐ-CP.
- Hình thức từ chối nhận thư điện tử quảng cáo phải bao gồm:
+ Từ chối qua Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng xã hội;
+ Từ chối bằng thư điện tử;
+ Từ chối qua điện thoại.
- Ngay khi nhận được yêu cầu từ chối, Người quảng cáo phải gửi ngay thông tin xác nhận đã nhận được yêu cầu từ chối và phải chấm dứt việc gửi thư điện tử quảng cáo đã bị từ chối đến Người sử dụng.
- Thông tin xác nhận đảm bảo các yêu cầu:
+ Có phần khẳng định đã nhận được yêu cầu từ chối, thời gian nhận yêu cầu từ chối và thời điểm ngừng gửi thu điện tử quảng cáo;
+ Chỉ được gửi thành công một lần và không chứa thông tin quảng cáo.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?