Hôn nhân cận huyết là gì? Pháp luật Việt Nam có cho phép hôn nhân cận huyết không?
Hôn nhân cận huyết là gì? Pháp luật Việt Nam có cho phép hôn nhân cận huyết không?
Theo Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
...
17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
...
Hôn nhân cận huyết được hiểu là hôn nhân giữa nam và nữ trong cùng họ hàng thân thuộc chưa quá ba thế hệ. Đó là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng huyết thống trực hệ với nhau; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
Những người có họ trong phạm vi 3 đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Hôn nhân cận huyết sẽ tạo điều kiện cho sự hình thành của một loạt bệnh lý di truyền bởi gen lặn trên nhiễm sắc thể phát triển và bộc lộ ở thế hệ sau.
Những bệnh lý có thể xảy ra ở thế hệ sau của một cuộc hôn nhân cận huyết gồm:
- Sớm bị khiếm thính và suy giảm thị lực.
- Dị tật bẩm sinh vì rối loạn di truyền.
- Khuyết tật hoặc chậm phát triển về mặt trí tuệ.
- Chậm hoặc không thể phát triển thể chất.
- Động kinh.
- Bị các bệnh lý rối loạn máu.
Cứ như thế, những bệnh lý này di truyền đến các thế hệ sau và kết quả là dần dần nòi giống sẽ bị suy thoái. Ngoài ra, hôn nhân cận huyết còn có thể dẫn đến tình trạng thai lưu, sảy thai,...
Chính vì những hệ lụy lớn từ hôn nhân cận huyết mà tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các hành vi bị cấm để bảo vệ chế độ nhân gia đình như sau:
Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
...
2. Cấm các hành vi sau đây:
...
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
...
Qua đó có thể thấy pháp luật Việt Nam đã quy định rõ ràng về việc cấm hôn nhân cận huyết hay việc kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời sẽ là hành vi vi phạm điều cấm của luật và sẽ bị xử phạt theo quy định
Hôn nhân cận huyết là gì? Pháp luật Việt Nam có cho phép hôn nhân cận huyết không? (Hình từ Internet)
Kết hôn cận huyết sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Theo khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:
Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
....
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
...
Theo Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
....
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
...
Theo đó, cá nhân có hành vi kết hôn cận huyết sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Xử lý hình sự kết hôn cận huyết như thế nào?
Theo Điều 184 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội loạn luân như sau:
Tội loạn luân
Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Việc kết hôn cận huyết sẽ dẫn đến hành vi loạn luân, do đó, đối với kết hôn cận huyết có thể truy cứu trách nhiệm hình sự và chịu hình phạt từ 01 đến 05 năm tù giam
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?