Trợ cấp 1 lần cho nhân viên phải nghỉ việc trước thời hạn khấu trừ thuế TNCN như thế nào?

Cho tôi hỏi: Trợ cấp 1 lần cho nhân viên phải nghỉ việc trước thời hạn khấu trừ thuế TNCN như thế nào? Tiền lương để tính trợ cấp mất việc được xác định như thế nào?

Trợ cấp 1 lần cho nhân viên phải nghỉ việc trước thời hạn khấu trừ thuế TNCN như thế nào?

Tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định về các khoản thu nhập chịu thuế TNCN như sau:

Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
..
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
...
b.11) Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.
Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.
Riêng trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được trừ theo mức ghi tại Hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.

Như vậy, trợ cấp 1 lần cho nhân viên nghỉ việc trước thời hạn theo mức quy định của Bộ luật Lao động 2019Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN.

Theo đó, mức trợ cấp mất việc làm sẽ được nhận cho mỗi năm làm việc bằng 1 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 2 tháng tiền lương (tại Điều 47 Bộ luật Lao động 2019). Cụ thể được tính theo công thức sau:

Mức trợ cấp mất việc làm = Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp x Tiền lương tháng tính hưởng trợ cấp

Tuy nhiên nếu khoản trợ cấp 1 lần cho nhân viên nghỉ việc trước thời hạn nhận được cao hơn mức quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì phần vượt quá sẽ phải tính vào chịu thuế TNCN.

Tại Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định về khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế như sau:

Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế
1. Khấu trừ thuế
Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:
....
b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công
...
b.2) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
...
i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
...

Tại Công văn 39722/CT-TTHT năm 2019 có hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân đối với trường hợp trợ cấp 1 lần cho nhân viên nghỉ việc như sau:

Trường hợp Công ty chi trả các khoản trợ cấp, hỗ trợ cho người lao động (ký hợp đồng lao động với Công ty từ 03 tháng trở lên) do Công ty chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn thì:
+ Đối với khoản trợ cấp mất việc làm cho người lao động nghỉ việc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của người lao động.
+ Đối với khoản trợ cấp mất việc làm cho người lao động nghỉ việc cao hơn mức quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động thì Công ty thực hiện tổng hợp cùng với tiền lương, tiền công để khấu trừ thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần trước khi chi trả.
Trường hợp Công ty chi trả cho người lao động khoản hỗ trợ tài chính bằng 02 tháng lương sau khi đã chấm dứt hợp đồng lao động, nếu khoản chi này từ hai hiệu (2.000;000) đồng trở lên thì Công ty phải khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% trên tổng thu nhập chi trả.

Như vậy, trường hợp công ty trả cho người lao động phải nghỉ việc trước thời hạn khoản chi từ 2.000.000 đồng trở lên thì công ty phải khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% khi chi trả.

Trường hợp người lao động phải nghỉ việc và được trả trợ cấp mất việc cao hơn mức quy định thì công ty thực hiện tổng hợp cùng với tiền lương, tiền công để khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.

Trợ cấp 1 lần cho nhân viên phải nghỉ việc trước thời hạn khấu trừ thuế TNCN như thế nào?

Trợ cấp 1 lần cho nhân viên phải nghỉ việc trước thời hạn khấu trừ thuế TNCN như thế nào? (Hình từ Internet)

Tiền lương để tính trợ cấp mất việc được xác định như thế nào?

Tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm như sau:

Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
...
5. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm được quy định như sau:
a) Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc, mất việc làm.
b) Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Bộ luật Lao động thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng. Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể.
...

Như vậy, tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm được xác định như sau:

- Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc, mất việc làm.

- Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau thì tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là thời gian nào?

Tại Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về trợ cấp mất việc làm như sau:

Trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là bằng tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp mất việc làm.

Trân trọng !

Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khi trả cổ tức 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân bằng giấy còn được sử dụng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách viết chứng từ khấu trừ thuế TNCN năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân có thu nhập 2 nơi có được phép làm cam kết không khấu trừ thuế thu nhập cá nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm lập chứng từ khấu trừ thuế TNCN là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền giảng dạy theo giờ khấu trừ thuế TNCN bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trợ cấp 1 lần cho nhân viên phải nghỉ việc trước thời hạn khấu trừ thuế TNCN như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân áp dụng năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng từ là gì? Doanh nghiệp có cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN cho người lao động đã uỷ quyền quyết toán thuế không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
Lương Thị Tâm Như
702 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào