Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng mới nhất 2024?
- Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng mới nhất 2024?
- Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực nào thì bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng?
- Thời hạn chứng chỉ năng lực xây dựng tối đa bao nhiêu năm?
Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng mới nhất 2024?
Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo Mẫu số 04 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:
Tải Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng mới nhất 2024 Tại đây
Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực nào thì bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng?
Căn cứ khoản 1 khoản 2 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm a khoản 26 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP quy định điều kiện năng lực hoạt động xây dựng:
Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng
1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:
a) Khảo sát xây dựng;
b) Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;
c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
d) Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;
đ) Thi công xây dựng công trình;
e) Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;
g) Kiểm định xây dựng;
h) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
2. Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực), trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Các lĩnh vực, phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực thực hiện theo quy định tại Phụ lục VII Nghị định này. Trường hợp tổ chức đã được cấp chứng chỉ năng lực có lĩnh vực hoạt động xây dựng khác với quy định tại Phụ lục VII Nghị định này thì lĩnh vực hoạt động xây dựng ghi trên chứng chỉ năng lực khi được gia hạn là lĩnh vực quy định tại Phụ lục VII Nghị định này được xác định tương ứng theo kinh nghiệm thực hiện công việc phù hợp của tổ chức kê khai trong đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.”.
...
Như vậy, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau thì bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:
- Khảo sát xây dựng;
- Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;
- Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
- Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Thi công xây dựng công trình;
- Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng?
Căn cứ khoản 1 Điều 64 Nghị định 15/2021/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 19 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng chỉ hành nghề xây dựng như sau:
Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
1. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng I;
b) Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III;
c) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận quy định tại Điều 81 Nghị định này cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình.
...
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng 1;
- Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng 2, hạng 3;
- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận quy định tại Điều 81 Nghị định 15/2021/NĐ-CP cấp chứng chỉ hành nghề hạng 2, hạng 3 cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình.
Thời hạn chứng chỉ năng lực xây dựng tối đa bao nhiêu năm?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về việc thời hạn của chứng chỉ hành nghề xây dựng như sau:
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
...
5. Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực 05 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.
Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.
6. Chứng chỉ hành nghề có quy cách và nội dung chủ yếu theo Mẫu số 06 Phụ lục IV Nghị định này.
7. Chứng chỉ hành nghề được quản lý thông qua số chứng chỉ hành nghề, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), quy định như sau:
a) Nhóm thứ nhất: Có 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định cụ thể tại Phụ lục VIII Nghị định này;
b) Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ hành nghề.
8. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về việc cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề; quản lý cấp mã số chứng chỉ hành nghề; công khai danh sách cá nhân được cấp chứng chỉ trên trang thông tin điện tử.
Theo đó, Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực 05 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ.
Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.
Lưu ý: Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?