Các quyền ưu tiên cho lực lượng, phương tiện khi làm nhiệm vụ chữa cháy gồm những gì?
Các quyền ưu tiên cho lực lượng, phương tiện khi làm nhiệm vụ chữa cháy gồm những gì?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 36 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 quy định về ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho người, phương tiện tham gia chữa cháy như sau:
Ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho người, phương tiện tham gia chữa cháy
....
2. Lực lượng, phương tiện khi làm nhiệm vụ chữa cháy có các quyền ưu tiên sau đây:
a) Lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được sử dụng còi, đèn, cờ ưu tiên và tín hiệu đặc biệt khác; ưu tiên đi trên đường giao thông theo quy định của pháp luật;
b) Lực lượng, phương tiện khác khi huy động làm nhiệm vụ chữa cháy có các quyền ưu tiên quy định tại điểm a khoản này trong phạm vi khu vực chữa cháy.
....
Như vậy, các quyền ưu tiên cho lực lượng, phương tiện khi làm nhiệm vụ chữa cháy gồm có:
- Lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được sử dụng còi, đèn, cờ ưu tiên và tín hiệu đặc biệt khác; ưu tiên đi trên đường giao thông theo quy định của pháp luật;
- Lực lượng, phương tiện khác khi huy động làm nhiệm vụ chữa cháy có các quyền ưu tiên quy định nêu trên trong phạm vi khu vực chữa cháy.
Các quyền ưu tiên cho lực lượng, phương tiện khi làm nhiệm vụ chữa cháy gồm những gì? (Hình từ Internet)
Người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có các quyền gì?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 quy định về quyền và trách nhiệm của người chỉ huy chữa cháy như sau:
Quyền và trách nhiệm của người chỉ huy chữa cháy
1. Người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có các quyền sau đây:
a) Huy động ngay lực lượng và phương tiện của lực lượng phòng cháy và chữa cháy để chữa cháy;
b) Quyết định khu vực chữa cháy, các biện pháp chữa cháy, sử dụng địa hình, địa vật lân cận để chữa cháy;
c) Cấm người và phương tiện không có nhiệm vụ qua lại khu vực chữa cháy; huy động người và phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để chữa cháy;
d) Quyết định phá dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản trong tình thế cấp thiết để cứu người, ngăn chặn nguy cơ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.
....
Như vậy, người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có các quyền sau đây:
- Huy động ngay lực lượng và phương tiện của lực lượng phòng cháy và chữa cháy để chữa cháy;
- Quyết định khu vực chữa cháy, các biện pháp chữa cháy, sử dụng địa hình, địa vật lân cận để chữa cháy;
- Cấm người và phương tiện không có nhiệm vụ qua lại khu vực chữa cháy; huy động người và phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để chữa cháy;
- Quyết định phá dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản trong tình thế cấp thiết để cứu người, ngăn chặn nguy cơ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.
Trách nhiệm xử lý khi có cháy lớn và cháy có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 39 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 quy định về trách nhiệm xử lý khi có cháy lớn và cháy có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng như sau:
Trách nhiệm xử lý khi có cháy lớn và cháy có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi xảy ra cháy có trách nhiệm chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy, bảo đảm các điều kiện phục vụ chữa cháy; nếu vượt quá khả năng của mình thì nhanh chóng báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, người đứng đầu cơ quan chủ quản cấp trên chỉ đạo giải quyết; trường hợp thật cần thiết thì báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đồng thời báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2. Trong trường hợp vượt quá khả năng giải quyết của địa phương, theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan chỉ đạo giải quyết.
3. Trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, Bộ trưởng Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Theo đó trách nhiệm xử lý khi có cháy lớn và cháy có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng được quy định như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi xảy ra cháy có trách nhiệm chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy, bảo đảm các điều kiện phục vụ chữa cháy;
Nếu vượt quá khả năng của mình thì nhanh chóng báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, người đứng đầu cơ quan chủ quản cấp trên chỉ đạo giải quyết;
Trường hợp thật cần thiết thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đồng thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Trong trường hợp vượt quá khả năng giải quyết của địa phương, theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan chỉ đạo giải quyết.
- Trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, Bộ trưởng Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian này có tính để đánh giá xếp loại không?
- Từ 1/1/2025, tốc độ tối thiểu khi chạy xe trên đường cao tốc là 60 km/h?
- Trường hợp nào được áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất?
- Cử nhân luật có thể trở thành Cán bộ CSGT làm nhiệm vụ điều tra, xác minh giải quyết tai nạn giao thông không?
- Lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân năm 2025?