Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán trong văn hóa của người Việt Nam là gì?

Cho tôi hỏi, ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán trong văn hóa của người Việt Nam là gì? Ngày Tết Nguyên đán người Việt Nam thường kiêng kỵ điều gì? Nhờ anh chị giải đáp.

Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán trong văn hóa của người Việt Nam là gì?

Từ thời Vua Hùng Vương trong sự tích "Bánh chưng bánh dày" thì người Việt đã ăn tết từ trước thời vua Hùng.

Theo Khổng Tử đã viết trong cuốn Kinh Lễ: "Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này".

Do đó có thể thấy Tết Nguyên đán là một ngày lễ truyền thống của người Việt Nam từ xa xưa.

Theo đó Tết Nguyên Đán biểu hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh. Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,… được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu.

Những tháng cuối năm sẽ là thời điểm mà người ta sẽ nói về câu "về quê ăn tết" hay "khi nào về quê",.....

Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội: tình cảm gia đình, tình cảm thầy trò, bệnh nhân với thầy thuốc, ông mai bà mối đã từng tác thành đôi lứa, bè bạn cố tri…

Người Việt Nam quan niệm rằng những ngày Tết vui vẻ đầu năm báo hiệu một năm mới tốt đẹp sẽ tới. Năm cũ đi qua mang theo những điều không may mắn và năm mới bắt đầu mang đến cho mọi người niềm tin lạc quan vào cuộc sống. Nếu năm cũ khá may mắn, thì sự may mắn sẽ kéo dài qua năm sau. Với ý nghĩa này, Tết còn là ngày của lạc quan và hy vọng.

Như vậy, có thể thấy Tết Nguyên đán là một dịp mang nhiều ý như:

- Thời điểm để gia đình đoàn viên sum vầy.

- Thời điểm ăn mừng một mùa bội thu của người nông dân

- Là thời khắc giao thoa giữa năm cũ qua năm mới trong văn hóa người Việt Nam

- Thời điểm để tưởng nhớ đến tổ tiên, những người đã khuất.

Và còn nhiều ý nghĩa nữa đối với dịp Tết Nguyên đán mà thời điểm đó trong lòng mọi người đều có một cảm nhận riêng cho mình.

Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán trong văn hóa của người Việt Nam là gì?

Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán trong văn hóa của người Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)

Ngày Tết Nguyên đán người Việt Nam thường kiêng kỵ điều gì?

Theo truyền thống dân gian thì vào ngày Tết Nguyên đán người Việt Nam thường kiêng kỵ các điều sau đây:

- Không nên cắt tóc: Cắt tóc ngày mùng 1 sẽ khiến tài lộc, của cải bị tiêu hao

- Không nên xuất tiền: Từ trước đến nay, người xưa luôn kiêng kị việc vay mượn, tiền, của cải vật chất , trả nợ trong ngày mùng 1 vì cho rằng việc vay / mượn sẽ ảnh hưởng đến đường tài lộc cả năm.

- Không nên ngã giá mua hàng rồi không mua: Những người kinh doanh, buôn bán rất kỵ việc này vì khách đến ngã giá mua hàng rồi bỏ đi sẽ ảnh hưởng đến doanh thu buôn bán cả năm.

- Không nên quan hệ nam nữ: Việc này được xem là vận hạn đen đủi, không may mắn

- Không nên nói tục, chửi bậy: Nhiều người quan niệm rằng, đầu năm nói tục chửi bậy sẽ khiến cả năm gặp nhiều chuyện thị phi

- Không nên làm vỡ chén, đĩa, ấm bát: Vì sẽ khiến một năm không suôn sẻ, gia đình có thể xảy ra xích mích, không hòa thuận.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!

Tết Nguyên đán có phải là thời điểm đặc xá không?

Căn cứ quy định Điều 5 Luật Đặc xá 2018 quy định về thời điểm đặc xá như sau:

Thời điểm đặc xá
1. Chủ tịch nước xem xét, quyết định về đặc xá nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước.
2. Chủ tịch nước xem xét, quyết định đặc xá trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước mà không phụ thuộc vào thời điểm quy định tại khoản 1 Điều này.

Căn cứ quy định Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, ngày Tết Nguyên đán là một ngày lễ lớn của đất nước, đây cũng là thời điểm để Chủ tịch nước xem xét, quyết định về đặc xá.

Điều này thể hiện sự nhân đạo của pháp luật Việt Nam đối với những người đã bị lầm đường lạc lối những biết hối cãi về hành vi của mình. Đặc xá vào ngày Tết Nguyên đán có thể giúp người phạm tội có thể sớm về đoàn tụ với gia đình và làm lại cuộc đời mình.

Trân trọng.

Tết nguyên đán
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tết nguyên đán
Hỏi đáp Pháp luật
Tết Âm lịch 2025 vào ngày nào? Tết Âm lịch 2025 vào thứ mấy trong tuần?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm hôm nay? Lịch âm dương chi tiết nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Chi tiết? Tết Âm lịch 2025 vào ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025 là năm con gì? Tết Nguyên đán năm 2025 rơi vào thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Còn bao nhiêu ngày đến Tết 2025? Tết 2025 năm con gì? Tết 2025 bắn pháo hoa vào ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch vạn sự 2024: Xem chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm dương 2024 từ tháng 01 đến tháng 12 đầy đủ và chi tiết nhất cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm 2024 - Lịch dương 2024 đầy đủ, chi tiết nhất cả năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
23 tháng Chạp là ngày gì? 23 tháng Chạp 2024 là ngày mấy dương lịch?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Xem chi tiết, đầy đủ cả năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tết nguyên đán
Đinh Khắc Vỹ
744 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tết nguyên đán
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào