Phân biệt quy trình thủ tục giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp?
Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau:
- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
- Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế 2019 có quy định khác.
Lưu ý: Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.
Phân biệt quy trình thủ tục giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản?
Căn cứ Điều 5 Luật Phá sản 2014 quy định người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
4. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
6. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Theo đó, người có thẩm quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản, bao gồm:
- Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần;
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở;
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty TNHH MTV, thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng;
- Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã;
Phân biệt quy trình thủ tục giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp?
Giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp là hai thủ tục chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, nhưng có những điểm khác biệt cơ bản sau:
Quy trình thủ tục giải thế | Quy trình thủ tục phá sản | |
Quyền hạn của doanh nghiệp | Doanh nghiệp có quyền chủ động trong việc giải thể, trừ trường hợp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định giải thể | Doanh nghiệp nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và thẩm phán ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản. |
Trường hợp | Doanh nghiệp giải thể trong các trường hợp sau: - Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn. - Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần. - Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. - Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế 2019 có quy định khác. Trong trường hợp này, người quản lý có liên quan và doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. (Quy định tại Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020) | Doanh nghiệp được công nhận phá sản trong các trường hợp sau: - Mất khả năng thanh toán; - Bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản. (Quy đinh tại Điều 4 Luật Phá sản 2014) |
Trình tự thủ tục | Bước 1: Thông báo việc giải thể doanh nghiệp tới Phòng đăng ký kinh doanh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính Bước 2: Sau khi thanh toán hết các khoản nợ, doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký giải thể đến Phòng đăng ký kinh doanh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc doanh nghiệp đăng ký giải thể cho Cơ quan thuế. Bước 4: Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh. Bước 5: Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp. | Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Bước 2: Tòa án nhận đơn và thụ lý đơn Bước 3: Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản. Bước 4: Thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản. Bước 5: Mở hội nghị chủ nợ Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản Bước 7: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản |
Người có quyền yêu cầu | - Chủ doanh nghiệp tư nhân; - Hội đồng thành viên; - Chủ sở hữu công ty; - Đại hội đồng cổ đông; - Tất cả các thành viên hợp danh. | - Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần; - Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; - Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã; - Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty TNHH MTV, thành viên hợp danh của công ty hợp danh; - Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng; - Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã; (Quy định Điều 5 Luật Phá sản 2014) |
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Trân trọng!
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/TTTT/250123/du-phong-no.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/TTTT/250123/du-phong-ton-that.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/16012025/doanh-nghiep%20(2).jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/10122024/lich-nop-bao-cao.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/TTTT/241202/csr.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/LTN/thang10/CFO.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/TTTT/241030/dn.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/22102024/coo-la-gi.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/TTTT/241019/dn-nho.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/LTN/thang9/nang-luc-cong-ty.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Ngày 23 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Số giờ làm việc tối đa ngày 23 tháng 2 2025 âm lịch của người lao động là bao nhiêu giờ?
- Ngày vía Quan Âm năm 2025 là ngày nào? Tổng hợp các ngày vía Quan Âm trong năm 2025?
- Nghị luận về ô nhiễm môi trường ngắn gọn, hay nhất 2025?
- Ngày 23 tháng 2 là ngày gì? Ngày 23 tháng 2 là thứ mấy? Ngày 23 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Mẫu Công văn giải trình với Cơ quan Thuế chung mới nhất năm 2025?