Tháng củ mật là gì? Vì sao tháng Chạp lại gọi là tháng củ mật?

Cho hỏi: Tháng củ mật là gì? Vì sao tháng Chạp lại gọi là tháng củ mật? Năm 2024 âm lịch bắt đầu vào ngày bao nhiêu? Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết? Câu hỏi của chị Đông Nguyên (Cam Ranh)

Tháng củ mật là gì? Vì sao tháng Chạp lại gọi là tháng củ mật?

Hiện nay, có rất nhiều người còn bâng khuâng thuật ngữ tháng củ mật là gì? Vì sao tháng Chạp lại gọi là tháng củ mật?

Vậy để giải thích rõ cho các thuật ngữ này, cùng tham khảo bài viết sau đây:

[1] Tháng củ mật là gì?

Tháng củ mật là tháng cuối cùng của năm âm lịch, còn được gọi là tháng Chạp. Tháng này mang ý nghĩa nhắc nhở mọi người nên đề phòng những rủi ro có thể xảy ra trước khi Tết đến xuân về, đặc biệt là những rủi ro liên quan đến tài sản, tiền bạc, trộm cắp, hỏa hoạn,...

Tháng củ mật là một tháng quan trọng trong năm âm lịch. Đây là thời điểm để mọi người chuẩn bị đón Tết âm lịch, đồng thời cũng là thời điểm cần đề phòng những rủi ro có thể xảy ra.

[2] Vì sao tháng Chạp lại gọi là tháng củ mật?

Tên gọi "củ mật", có hai cách giải thích về tên gọi "củ mật" như sau:

Giải thích thứ nhất: Củ mật là một từ Hán Việt, trong đó "củ" có nghĩa là kiểm soát, xem xét, còn "mật" có nghĩa là cẩn thận, không để thất thoát.

Do vậy, "củ mật" có nghĩa là kiểm soát cẩn thận, tức là trong tháng này nên trông nom cửa nhà cẩn thận, tránh những việc xui rủi, trộm cắp không đáng có.

Giải thích thứ hai: Ngày xưa, tháng Chạp là một trong những tháng dễ bị mất trộm. Vì tháng này mọi người tất bật nhiều công việc khác nhau nên sẽ thường lơ là, quên cảnh giác. Điều này sẽ tạo điều kiện cho những kẻ xấu dễ dàng thực hiện những hành vi trộm cắp.

Do vậy, người xưa đã gọi tháng này là tháng củ mật, với hàm ý nhắc nhở mọi người phải cẩn thận, kiểm soát chặt chẽ tài sản của mình.

[3] Có thể hiểu nôm na ý nghĩa của tháng củ mật như sau:

Ngoài ý nghĩa nhắc nhở mọi người đề phòng trộm cắp, tháng củ mật còn có một số ý nghĩa khác như:

Đề phòng củi lửa: Tháng cuối năm thường có tiệc tất niên, cỗ bàn nhiều, chẳng may không cẩn thận sẽ gây hỏa hoạn. Do vậy, trong tháng này mọi người cần chú ý đề phòng củi lửa, tránh gây ra những tai nạn đáng tiếc.

Đề phòng đi lại, ngộ độc rượu bia, thực phẩm, chảy máu dạ dày, đột quỵ: Cuối năm tần suất tiệc tùng tất niên liên tục sẽ khiến chúng ta kém tỉnh táo và sức khỏe giảm sút dễ gây ra những điều đáng tiếc. Do vậy, trong tháng này mọi người cần chú ý đi lại cẩn thận, tránh xa rượu bia, thực phẩm bẩn,...

Tháng củ mật là gì? Vì sao tháng Chạp lại gọi là tháng củ mật?

Tháng củ mật là gì? Vì sao tháng Chạp lại gọi là tháng củ mật? (Hình từ Internet)

Năm 2024 âm lịch bắt đầu vào ngày bao nhiêu? Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết âm lịch 2024?

Tết âm lịch là dịp để mọi người tạm gác lại bộn bề của cuộc sống thường ngày, cùng nhau hướng về những điều tốt đẹp, may mắn trong năm mới.Là dịp để mọi người cùng nhau dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, sắm sửa quần áo mới, chuẩn bị những món ăn ngon để đón chào năm mới.

Năm 2024 âm lịch là năm Giáp Thìn, bắt đầu vào ngày 10/02/2024 đến ngày 28/01/2025 dương lịch.

Tết âm lịch 2024 là năm Giáp Thìn, năm con rồng. Theo quan niệm của người Việt Nam, năm con rồng là năm có nhiều may mắn, thịnh vượng.

Theo lịch vạn niên, ngày 30 Tết âm lịch 2024 sẽ rơi vào thứ sáu trong tuần, tức là ngày 09/02/2024 dương lịch và mùng 1 Tết Nguyên đán Giáp Thìn là 10/02/2024 dương lịch, sẽ rơi vào thứ bảy trong tuần.

Bên cạnh đó, hôm nay là ngày 09/01/2024 dương lịch đến mồng 1 Tết âm lịch 2024 (ngày 10/02/2024 dương lịch) là còn 32 ngày nữa sẽ đến Tết âm lịch 2024.

Người lao động nghỉ Tết âm lịch chậm quay lại làm việc mấy ngày thì bị chấm dứt hợp đồng lao động?

Căn cứ theo Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
...
c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
...

Theo đó, người lao động nghỉ Tết âm lịch chậm quay lại làm việc so với lịch nghỉ thì đối với trường hợp này người sử dụng lao động có thể xem đó là hành vi tự ý bỏ việc không có lý do.

Do đó, nếu người lao động nghỉ Tết âm lịch chậm quay lại làm việc từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Trừ trường hợp đã xin phép và được người sử dụng lao động đồng ý.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Trần Cao Kỵ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào