Có cần phải tạm đình chỉ quyết định xử phạt vi phạm hành chính khi có đơn khiếu nại hay không?
Có cần phải tạm đình chỉ quyết định xử phạt vi phạm hành chính khi có đơn khiếu nại hay không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 15 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về khiếu nại , tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính như sau:
Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính
.....
3. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính bị khiếu nại, khởi kiện sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó theo quy định của pháp luật.
Mặt khác, theo khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính cụ thể như:
Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
....
Thông qua các quy định trên, trong quá trình tiếp nhận xử lý đơn khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định xử phạt bị khiếu nại nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó sẽ gây hậu quả khó khắc phục.
Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính không cần phải chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn quy định.
Có cần phải tạm đình chỉ quyết định xử phạt vi phạm hành chính khi có đơn khiếu nại hay không? (Hình từ Internet)
Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có quy định về thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
Theo đó, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm kể từ ngày ra quyết định. Trường hợp, cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu thi hành quyết định được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
Có các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nào?
Theo Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bởi khoản 43 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020, hiện nay có các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
[1] Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm.
[2] Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.
[3] Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
[4] Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
- Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.
- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện.
- Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại.
- Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn.
- Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm.
- Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng.
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.
- Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?