Công binh là gì? Binh chủng công binh là gì?
Công binh là gì? Binh chủng công binh là gì?
Công binh hay binh chủng công binh là một binh chủng chuyên môn kỹ thuật của Quân đội nhân dân Việt Nam, thuộc Quân chủng Lục quân. Vai trò của lực lượng công binh trong thời bình hiện nay được thể hiện qua một số nội dung dưới đây:
- Binh chủng công binh là lực lượng đầu ngành toàn quân về xây dựng, nâng cấp, bảo quản, quản lý hệ thống công trình quốc phòng trên khắp mọi miền của Tổ quốc, nhất là các công trình nơi biên giới, hải đảo, trong các khu vực phòng thủ… phải khắc phục vô vàn khó khăn, gian khổ và giữ bí mật tuyệt đối.
- Binh chủng công binh là lực lượng chủ công trong khảo sát, thiết kế và thi công đường tuần tra biên giới; Thiết kế, thi công, sửa chữa, nâng cấp hệ thống công trình nhà giàn DKI trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc; rà phá, xử lí bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh.
- Binh chủng công binh là lực lượng nòng cốt trong phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, khắc phục sập đổ công trình, sự cố giao thông...
Công binh là gì? Binh chủng công binh là gì? (Hình từ Internet)
Hiện nay lục quân có mấy binh chủng? Sĩ quan lục quân được thăng quân hàm trước thời hạn trong trường hợp nào?
Hiện nay, theo thông tin tại Cổng thông tin điện tử của Bộ Quốc phòng, lục quân có 06 binh chủng bao gồm: Đặc công, Pháo binh, Tăng - Thiết giáp, Công binh, Thông tin liên lạc, Hóa học.
Căn cứ theo Điều 18 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 quy định về thăng quân hàm sĩ quan trước thời hạn như sau:
Thăng quân hàm sĩ quan trước thời hạn
Sĩ quan được xét thăng quân hàm trước thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này trong các trường hợp sau đây:
1. Trong chiến đấu lập chiến công xuất sắc hoặc trong công tác, nghiên cứu khoa học được tặng Huân chương;
2. Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ mà cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ mà sĩ quan đang đảm nhiệm từ hai bậc trở lên hoặc cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ chỉ huy, quản lý”.
Theo đó, sĩ quan lục quân được thăng quân hàm trước thời hạn trong trường hợp dưới đây:
- Lập chiến công xuất sắc trong chiến đấu.
- Được tặng Huân chương trong công tác, nghiên cứu khoa học.
- Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ mà cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ mà sĩ quan đang đảm nhiệm từ hai bậc trở lên hoặc cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ chỉ huy, quản lý.
Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014, thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan lục quân được quy định như sau:
- Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm.
- Trung úy lên Thượng úy: 3 năm.
- Thượng úy lên Đại úy: 3 năm.
- Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm.
- Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm.
- Trung tá lên Thượng tá: 4 năm.
- Thượng tá lên Đại tá: 4 năm.
- Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm.
- Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm.
- Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm.
- Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm.
*Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.
Ai là người có thẩm quyền quyết định thăng quân hàm đối với sĩ quan lục quân?
Căn cứ theo Điều 25 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định về thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan như sau:
Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan
1. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:
a) Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân;
b) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức vụ khác theo quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ và phong, thăng, giáng, tước các cấp bậc quân hàm còn lại và nâng lương sĩ quan;
Như vậy, Chủ tịch nước là người có thẩm quyền quyết định thăng quân hàm đối với quân hàm cấp tướng. Đối với các cấp bậc quân hàm còn lại sẽ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện.
Trân trọng!
- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014
- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999
- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014
- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999
- sĩ quan
- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008
- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Mẫu số 02 quyết định cho phép thành lập hội từ 26/11/2024?
- Gợi ý viết hạn chế, khuyết điểm trong kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 cho CBCCVC?
- Theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024, Cột Km cọc H được dùng để làm gì?