Mức tiền đặt bảo lãnh xe vi phạm là bao nhiêu? Tiền bảo lãnh xe vi phạm có được trả lại không?
Mức tiền đặt bảo lãnh xe vi phạm là bao nhiêu?
Tại điểm c khoản 3 Điều 15 Nghị định 138/2021/NĐ-CP có quy định về mức đặt tiền bảo lãnh như sau:
Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
3. Trình tự giải quyết việc đặt tiền bảo lãnh
...
c) Sau khi người có thẩm quyền tạm giữ ra quyết định cho đặt tiền bảo lãnh, tổ chức, cá nhân có thể nộp tiền đặt bảo lãnh trực tiếp hoặc qua tài khoản cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện. Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho một hành vi vi phạm; trường hợp thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm thì mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng tổng mức tiền phạt tối đa của các hành vi vi phạm.
Việc đặt tiền bảo lãnh phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ địa điểm lập biên bản, ngày, tháng, năm đặt tiền bảo lãnh; họ, tên, chức vụ của người quyết định cho đặt tiền bảo lãnh; tên tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân của cá nhân đặt tiền; lý do đặt tiền bảo lãnh; mức tiền đặt bảo lãnh; thời hạn đặt tiền bảo lãnh; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh. Biên bản phải có chữ ký của người có thẩm quyền quyết định cho đặt tiền bảo lãnh và tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Như vậy, mức tiền đặt bảo lãnh xe vi phạm là ít nhất bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho một hành vi vi phạm.
Đối với trường hợp nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm thì mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng tổng mức tiền phạt tối đa của các hành vi vi phạm.
Mức tiền đặt bảo lãnh xe vi phạm là bao nhiêu? Tiền bảo lãnh xe vi phạm có được trả lại không? (Hình từ Internet)
Tiền bảo lãnh xe vi phạm có được trả lại không?
Tại khoản 4 Điều 15 Nghị định 138/2021/NĐ-CP có quy định về đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính như sau:
Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
4....
Tiền đặt bảo lãnh được trả lại cho tổ chức, cá nhân đặt bảo lãnh sau khi tổ chức, cá nhân vi phạm đã chấp hành xong quyết định xử phạt. Việc trả lại tiền đặt bảo lãnh phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ địa điểm lập biên bản, ngày, tháng, năm trả lại tiền đặt bảo lãnh; họ, tên, chức vụ của người quyết định trả lại tiền đặt bảo lãnh; tên tổ chức, cá nhân nhận lại tiền đặt bảo lãnh, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân của cá nhân nhận lại tiền bảo lãnh; lý do nhận lại tiền đặt bảo lãnh; số tiền đặt bảo lãnh được nhận lại. Biên bản phải có chữ ký của người có thẩm quyền quyết định cho đặt tiền bảo lãnh và tổ chức, cá nhân nhận lại tiền đặt bảo lãnh. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
...
Như vậy, sau khi tổ chức, cá nhân vi phạm đã chấp hành xong quyết định xử phạt thì tiền bảo lãnh xe vi phạm sẽ được trả lại
Tuy nhiên nếu trong thời hạn quy định mà cá nhân không chấp hành quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ra quyết định về việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh.
Trong thời gian bảo lãnh xe vi phạm thì cá nhân có được sử dụng xe tham gia giao thông không?
Tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 138/2021/NĐ-CP có quy định về giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản như sau:
Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
....
4. Tổ chức, cá nhân vi phạm trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính thì không được phép sử dụng phương tiện vi phạm đó tham gia giao thông; không được tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ.
Trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc khi có nguy cơ trực tiếp phát sinh tình huống mà nếu không kịp thời di chuyển, thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính sẽ gây thiệt hại đến phương tiện thì được thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện nhưng ngay sau đó phải thông báo cho người có thẩm quyền tạm giữ biết.
Như vậy, trong thời gian bảo lãnh xe vi phạm thì cá nhân không được phép sử dụng xe đó để tham gia giao thông.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Khi điều khiển xe đạp tham gia giao thông gặp biển nào không được phép đi vào?
- Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phải được tiến hành như thế nào?
- Tạm ngừng nhập khẩu là gì? Áp dụng biện pháp tạm ngừng nhập khẩu trong trường hợp nào?
- 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu m? Đơn vị đo pháp định được sử dụng trong trường hợp nào?