Bộ luật Dân sự 2015 đã bổ sung những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nào? Bảo lãnh ngân hàng có phải là biện pháp bảo đảm?

Cho tôi hỏi: So với Bộ luật Dân sự năm 2005 thì Bộ luật Dân sự 2015 đã bổ sung những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nào? Nhờ anh chị tư vấn. Chị Ngọc ở An Giang.

Bộ luật Dân sự 2015 đã bổ sung những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nào?

Căn cứ tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như sau:

Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản.
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.

Tại Điều 318 Bộ luật Dân sự 2005 có quy định như sau:

Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
1. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm:
a) Cầm cố tài sản;
b) Thế chấp tài sản;
c) Đặt cọc;
d) Ký cược;
đ) Ký quỹ;
e) Bảo lãnh;
g) Tín chấp.
2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về biện pháp bảo đảm thì người có nghĩa vụ phải thực hiện biện pháp bảo đảm đó.

Theo đó, so với Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật Dân sự 2015 đã bổ sung thêm 02 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là: Bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản.

Như vậy, hiện nay, theo Bộ luật Dân sự 2015 sẽ có 9 loại biện pháp bảo đảm gồm:

- Cầm cố tài sản.

- Thế chấp tài sản.

- Đặt cọc.

- Ký cược.

- Ký quỹ.

- Bảo lưu quyền sở hữu.

- Bảo lãnh.

- Tín chấp.

- Cầm giữ tài sản.

Có bao nhiêu biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ?

Bộ luật Dân sự 2015 đã bổ sung những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nào? Bảo lãnh ngân hàng có phải là biện pháp bảo đảm? (Hình từ Internet)

Bảo lãnh ngân hàng có phải là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận đã ký.

Theo đó, bảo lãnh ngân hàng là việc bên bảo lãnh (là tổ chức tín dụng) cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.

Như vậy, xét về hình thức thì bảo lãnh ngân hàng vẫn là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, biện pháp này chịu sự điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng 2010.

Tài sản được dùng làm tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phải đáp ứng các điều kiện nào?

Căn cứ tại Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản bảo đảm như sau:

Tài sản bảo đảm
1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Theo đó, tài sản được dùng làm tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

- Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

- Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

- Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ được không?

Căn cứ tại Điều 296 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.
3. Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác.
Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.

Theo đó, một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Đồng thời, bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.

Trân trọng!

Biện pháp bảo đảm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Biện pháp bảo đảm
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ luật Dân sự 2015 đã bổ sung những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nào? Bảo lãnh ngân hàng có phải là biện pháp bảo đảm?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn đặt tiền để bảo đảm đối với tội phạm nghiêm trọng tối đa là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức tiền đặt bảo lãnh xe vi phạm là bao nhiêu? Tiền bảo lãnh xe vi phạm có được trả lại không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bên nhận bảo đảm là pháp nhân bị giải thể thì người đăng ký biện pháp bảo đảm có được xóa đăng ký hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 15/11/2023 đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp bảo đảm là gì? Có các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nào?
Hỏi đáp pháp luật
Hiệu lực đối kháng với người thứ ba là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế chấp tàu bay có bắt buộc phải đăng ký biện pháp bảo đảm? Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm gồm những gì?
Hỏi đáp pháp luật
Ngân hàng có phải trả lại tiền thừa sau khi xử lý tài sản thế chấp?
Hỏi đáp pháp luật
Sử dụng bằng lái xe để thuê phòng khách sạn có được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Biện pháp bảo đảm
Đinh Thị Ngọc Huyền
185 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Biện pháp bảo đảm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào