Thời hạn xử lý cạnh tranh không lành mạnh là bao lâu?
Cạnh tranh không lành mạnh là gì?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Luật Canh tranh 2018 có định nghĩa về thuật ngữ cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
Thời hạn xử lý cạnh tranh không lành mạnh là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời hạn xử lý cạnh tranh không lành mạnh là bao lâu?
Theo Điều 90 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh như sau:
Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, báo cáo điều tra và kết luận điều tra, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh;
b) Yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh điều tra bổ sung trong trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh. Thời hạn điều tra bổ sung là 30 ngày kể từ ngày ra quyết định;
c) Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
2. Thời hạn xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trong trường hợp điều tra bổ sung là 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, báo cáo điều tra và kết luận điều tra bổ sung.
Như vậy, thời hạn xử lý cạnh tranh không lành mạnh là 15 ngày kế tử ngày nhận được hồ sơ vụ việc, báo cáo điều tra và kết luận. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra 01 trong các quyết định như sau:
- Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
- Yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh điều tra bổ sung trong trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Thời hạn điều tra bổ sung là 30 ngày kể từ ngày ra quyết định.
- Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh
Cạnh tranh không lành mạnh bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Căn cứ theo Mục 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về việc cạnh tranh không lành mạnh bị xử phạt hành chính cụ thể như sau:
STT | Hành vi vi phạm | Mức xử phạt hành chính | Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục |
1 | Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh (Điều 16 Nghị định 75/2019/NĐ-CP) | Phạt tiền từ 200 - 300 triệu đồng | - Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; - Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. |
2 | Ép buộc trong kinh doanh (đe dọa hoặc cưỡng ép để đối tác của doanh nghiệp khác không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó). (Điều 17 Nghị định 75/2019/NĐ-CP) | - Phạt tiền từ 100 - 200 triệu đồng; - Phạt tiền từ 200 - 300 triệu đồng (nếu ép buộc hách hàng hoặc đối tác kinh doanh lớn nhất của đối thủ cạnh tranh). - Phạt tiền gấp 2 lần mức nêu trên nếu thực hiện hành vi vi phạm trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. | |
3 | Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác (Điều 18 Nghị định 75/2019/NĐ-CP) | - Phạt tiền từ 100 - 200 triệu đồng (cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp); - Phạt tiền từ 200 - 300 triệu đồng (cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp). - Phạt tiền gấp 2 lần mức nêu trên nếu thực hiện hành vi vi phạm trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. | - Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm; - Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm; - Buộc cải chính công khai |
4 | Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác (Điều 19 Nghị định 75/2019/NĐ-CP) | - Phạt tiền từ 50 - 100 triệu đồng với hành vi gián tiếp cản trở, làm gián đoạn kinh doanh của doanh nghiệp khác. - Phạt tiền từ 100 - 150 triệu đồng với hành vi trực tiếp cản trở, làm gián đoạn kinh doanh của doanh nghiệp khác. - Phạt tiền gấp 02 lần mức nêu trên nếu thực hiện hành vi vi phạm trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. | - Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 - 12 tháng; - Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm; - Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. |
5 | Lôi kéo khách hàng bất chính (Điều 20 Nghị định 75/2019/NĐ-CP) | - Phạt tiền từ 100 - 200 triệu đồng; - Phạt tiền gấp 02 lần mức nêu trên nếu thực hiện hành vi vi phạm trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. | - Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; - Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm; - Tịch thu khoản lợi nhuận thu được; - Buộc cải chính công khai; - Loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm. |
6 | Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ (Điều 21 Nghị định 75/2019/NĐ-CP) | - Phạt tiền từ 800 triệu - 01 tỷ đồng; - Phạt tiền gấp 02 lần mức nêu trên nếu thực hiện hành vi vi phạm trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. | - Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm; - Tịch thu khoản lợi nhuận thu được; |
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?