Lôi kéo khách hàng bằng các hình thức nào thì bị coi là bất chính?

Cho tôi hỏi: Lôi kéo khách hàng bằng các hình thức nào thì bị coi là bất chính? Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Nhờ anh chị giải đáp.

Lôi kéo khách hàng bằng các hình thức nào thì bị coi là bất chính?

Căn cứ quy định khoản 5 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm như sau:

Điều 45. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
.....
5. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
6. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
7. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.

Như vậy, theo quy định thì lôi kéo khách hàng bất chính là việc thực hiện lôi kéo khách hàng bằng các hình thức sau đây:

- Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;

- So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.

Lôi kéo khách hàng bằng các hình thức nào thì bị coi là bất chính?

Lôi kéo khách hàng bằng các hình thức nào thì bị coi là bất chính? (Hình từ Internet)

Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 50 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh như sau:

Điều 50. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh
.....
2. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thu thập, tiếp nhận thông tin nhằm phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh;
b) Tổ chức điều tra vụ việc cạnh tranh;
c) Kiến nghị áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh;
d) Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ điều tra trong quá trình điều tra phù hợp với quy định của pháp luật;
đ) Nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Như vậy, theo quy định thì cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Thu thập, tiếp nhận thông tin nhằm phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh;

- Tổ chức điều tra vụ việc cạnh tranh;

- Kiến nghị áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh;

- Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ điều tra trong quá trình điều tra phù hợp với quy định của pháp luật;

- Nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Tiêu chuẩn của điều tra viên vụ việc cạnh tranh gồm những gì?

Căn cứ quy định Điều 53 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về tiêu chuẩn của điều tra viên vụ việc cạnh tranh như sau:

Điều 53. Tiêu chuẩn của điều tra viên vụ việc cạnh tranh
1. Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực.
2. Là công chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
3. Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính và công nghệ thông tin.
4. Có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là 05 năm trong một hoặc một số lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra.

Như vậy, theo quy định thì tiêu chuẩn của điều tra viên vụ việc cạnh tranh gồm có:

- Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực.

- Là công chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

- Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính và công nghệ thông tin.

- Có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là 05 năm trong một hoặc một số lĩnh vực theo quy định.

- Được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra.

Trân trọng!

Cạnh tranh không lành mạnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cạnh tranh không lành mạnh
Hỏi đáp Pháp luật
Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh là gì? Ví dụ về cạnh tranh không lành mạnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Lôi kéo khách hàng bằng các hình thức nào thì bị coi là bất chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra thiệt hại cho khách hàng có phải là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn xử lý cạnh tranh không lành mạnh là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Các dấu hiệu của hành vi cạnh tranh không lành mạnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi gì? Cơ quan nào giải quyết khiếu nại về cạnh tranh không lành mạnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Bán phá giá thị trường có phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Tiết lộ bí mật trong kinh doanh có phải là cạnh tranh không lành mạnh không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cạnh tranh không lành mạnh
Đinh Khắc Vỹ
736 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào