Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi gì? Cơ quan nào giải quyết khiếu nại về cạnh tranh không lành mạnh?
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi gì? Cơ quan nào giải quyết khiếu nại về cạnh tranh không lành mạnh?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
Theo quy định tại Điều 59 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khi tiến hành tố tụng cạnh tranh như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khi tiến hành tố tụng cạnh tranh
1. Quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh để giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh và chỉ định thư ký phiên điều trần trong số công chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
......
4. Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế hoặc cạnh tranh không lành mạnh.
5. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
.....
7. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
8. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Như vậy, việc giải quyết khiếu nại về cạnh tranh không lành mạnh sẽ do Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiến hành. Mặt khác, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cũng là người có thẩm quyền quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi gì? Cơ quan nào giải quyết khiếu nại về cạnh tranh không lành mạnh? (Hình từ Internet)
Hành vi nào được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm?
Theo quy định tại Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018, hành vi được xem là cạnh tranh không lành mạnh bị cấm như sau:
[1] Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:
- Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
- Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
[2] Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
[3] Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
[4] Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
[5] Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
- Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
- So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
[6] Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
[7] Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.
Thời hạn xử lý cạnh tranh không lành mạnh là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 90 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh như sau:
Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, báo cáo điều tra và kết luận điều tra, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh;
b) Yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh điều tra bổ sung trong trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh. Thời hạn điều tra bổ sung là 30 ngày kể từ ngày ra quyết định;
c) Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
2. Thời hạn xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trong trường hợp điều tra bổ sung là 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, báo cáo điều tra và kết luận điều tra bổ sung.
Thông qua căn cứ trên, thời hạn xử lý cạnh tranh không lành mạnh là 15 ngày kế tử ngày nhận được hồ sơ vụ việc, báo cáo điều tra và kết luận. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra 01 trong các quyết định như sau:
- Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
- Yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh điều tra bổ sung trong trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Thời hạn điều tra bổ sung là 30 ngày kể từ ngày ra quyết định.
- Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Không xây dựng phương án chữa cháy bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Điều chỉnh thời hạn sử dụng đất dự án đầu tư theo Luật Đất đai 2024 tối đa bao nhiêu năm?
- Kinh phí gắn biển số căn hộ của nhà chung cư do ai chi trả?
- Công trình viễn thông là gì? Quy định về thiết kế, xây dựng, lắp đặt công trình viễn thông như thế nào?