Có cần phải thực hiện khai tử cho trẻ sinh ra nhưng không sống được quá 24 tiếng không?
Có cần phải thực hiện khai tử cho trẻ sinh ra nhưng không sống được quá 24 tiếng không?
Căn cứ quy định Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền được khai sinh, khai tử như sau:
Quyền được khai sinh, khai tử
1. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
2. Cá nhân chết phải được khai tử.
3. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.
4. Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định.
Như vậy, theo quy định thì trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.
Do đó nếu như cha đẻ hoặc mẹ đẻ không có yêu cầu về việc thực hiện khai tử thì khi trẻ sinh ra nhưng không sống được quá 24 tiếng không cần phải thực hiện khai tử.
Có cần phải thực hiện khai tử cho trẻ sinh ra nhưng không sống được quá 24 tiếng không? (Hình từ Internet)
Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai tử bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 41 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai tử như sau:
Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai tử
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai tử.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm chứng sai sự thật cho người khác để đăng ký khai tử;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được đăng ký khai tử.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đang sống;
b) Không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết để trục lợi;
c) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật khi làm thủ tục đăng ký khai tử để trục lợi.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2, các điểm a và c khoản 3 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 3 Điều này.
Như vậy, người nào thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai tử thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng tùy thuộc vào hành vi cụ thể vi phạm.
Bên cạnh đó người vi phạm còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm.
- Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Lưu ý: Mức phạt kể trên áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 33 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử như sau:
Thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
2. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử.
Như vậy, thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử được quy định như sau:
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử;
Trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
- Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết;
Trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư được ủy quyền ký hợp đồng đặt cọc mua nhà ở hình thành trong tương lai không?
- Từ ngày 01/01/2025, nhường đường tại nơi đường giao nhau như thế nào?
- Ban hành Kế hoạch Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Kon Tum?
- Tổ chức đảng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức giải tán trong trường hợp nào?