Trẻ em chưa đủ 15 tuổi sẽ không còn quốc tịch Việt Nam trong trường hợp nào?
- Trẻ em chưa đủ 15 tuổi sẽ không còn quốc tịch Việt Nam trong trường hợp nào?
- Trẻ em đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thì có được thôi quốc tịch Việt Nam không?
- Trẻ em xin thôi quốc tịch Việt Nam không phải qua thủ tục xác minh về nhân thân khi nào?
- Quốc tịch của trẻ em được nhận làm con nuôi được quy định như thế nào?
Trẻ em chưa đủ 15 tuổi sẽ không còn quốc tịch Việt Nam trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 18 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam cụ thể như sau:
Quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam
1. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
2. Trẻ em quy định tại khoản 1 Điều này chưa đủ 15 tuổi không còn quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
a) Tìm thấy cha mẹ mà cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài;
b) Chỉ tìm thấy cha hoặc mẹ mà người đó chỉ có quốc tịch nước ngoài.
Theo đó, đầu tiên phải thuộc khoản 1 Điều 18 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
Đồng thời, khi trẻ em chưa đủ 15 tuổi sẽ không còn quốc tịch Việt Nam trong trường hợp sau đây:
- Tìm thấy cha mẹ mà cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài;
- Chỉ tìm thấy cha hoặc mẹ mà người đó chỉ có quốc tịch nước ngoài.
Trẻ em chưa đủ 15 tuổi sẽ không còn quốc tịch Việt Nam trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Trẻ em đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thì có được thôi quốc tịch Việt Nam không?
Theo Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam cụ thể như sau:
Căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam
1. Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.
2. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
d) Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
đ) Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
3. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
4. Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.
5. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, đối với trường hợp trẻ em đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thì sẽ chưa được thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Trẻ em xin thôi quốc tịch Việt Nam không phải qua thủ tục xác minh về nhân thân khi nào?
Căn cứ theo Điều 30 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về việc miễn thủ tục xác minh về nhân thân cụ thể như sau:
Miễn thủ tục xác minh về nhân thân
Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của những người thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải qua thủ tục xác minh về nhân thân:
1. Người dưới 14 tuổi;
2. Người sinh ra và định cư ở nước ngoài;
3. Người đã định cư ở nước ngoài từ 10 năm trở lên;
4. Người đã được xuất cảnh theo diện đoàn tụ gia đình.
Theo đó, trẻ em dưới 14 tuổi, trẻ em sinh ra và định cư ở nước ngoài, trẻ em đã định cư ở nước ngoài từ 10 năm trở lên, trẻ em đã được xuất cảnh theo diện đoàn tụ gia đình khi xin thôi quốc tịch Việt Nam không phải qua thủ tục xác minh về nhân thân theo quy định của pháp luật.
Quốc tịch của trẻ em được nhận làm con nuôi được quy định như thế nào?
Theo Điều 37 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về quốc tịch của trẻ em được nhận làm con nuôi cụ thể như sau:
- Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
- Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận việc nuôi con nuôi.
- Trẻ em là người nước ngoài được cha mẹ mà một người là công dân Việt Nam, còn người kia là người nước ngoài nhận làm con nuôi thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam của cha mẹ nuôi và được miễn các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, cụ thể:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
+ Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
+ Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
+ Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
- Sự thay đổi quốc tịch của con nuôi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2024)?
- 12 dịch vụ tại cảng biển thuộc diện kê khai giá từ ngày 15/01/2025?
- Mẫu đơn giải trình Đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2024?
- Tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu huyện và thành phố? Tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh nào?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào? Ngày Lập xuân bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?