Mẫu giấy đi đường theo Thông tư 133?
Mẫu giấy đi đường theo Thông tư 133?
Mẫu giấy đi đường theo Thông tư 133 áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là Mẫu số 04-LĐTL tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.
Dưới đây là mẫu giấy đi đường theo Thông tư 133:
Tải mẫu giấy đi đường theo Thông tư 133:
Mẫu giấy đi đường theo Thông tư 133? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 85 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định như sau:
Điều 85. Lập và ký chứng từ kế toán
1. Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
2. Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có mẫu thì đơn vị kế toán được tự thiết kế mẫu chứng từ kế toán nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định của Luật Kế toán.
3. Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo. Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.
4. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau.
5. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.
6. Các doanh nghiệp chưa có chức danh kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán để giao dịch với khách hàng, ngân hàng... Chữ ký kế toán trưởng được thay bằng chữ ký của người phụ trách kế toán của đơn vị đó. Người phụ trách kế toán phải thực hiện đúng trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng.
7. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký. Nghiêm cấm người có thẩm quyền hoặc được ủy quyền ký chứng từ thực hiện việc ký chứng từ kế toán khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký.
[...]
Như vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa không được phép ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ cũng như không đóng dấu chữ ký khắc sẵn.
Thời điểm mở sổ kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa là khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 90 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định như sau:
Điều 90. Mở, ghi sổ kế toán, chữ ký và sửa chữa sổ kế toán
1. Mở sổ
Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm. Đối với doanh nghiệp mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập. Người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng của doanh nghiệp có trách nhiệm ký duyệt các sổ kế toán. Sổ kế toán có thể đóng thành quyển hoặc để tờ rời. Các tờ sổ khi dùng xong phải đóng thành quyển để lưu trữ. Trước khi dùng sổ kế toán phải hoàn thiện các thủ tục sau:
- Đối với sổ kế toán dạng quyển: Trang đầu sổ phải ghi rõ tên doanh nghiệp, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán và kỳ ghi sổ, họ tên, chữ ký của người giữ và ghi sổ, của kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật, ngày kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao cho người khác. Sổ kế toán phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, giữa hai trang sổ phải đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán.
- Đối với sổ tờ rời: Đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên doanh nghiệp, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, tháng sử dụng, họ tên người giữ và ghi sổ. Các tờ rời trước khi dùng phải được giám đốc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào sổ đăng ký sử dụng sổ tờ rời. Các sổ tờ rời phải được sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán và phải đảm bảo sự an toàn, dễ tìm.
[...]
Theo đó, thời điểm mở sổ kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa là đầu kỳ kế toán năm. Đối với doanh nghiệp mới thành lập thì thời điểm mở sổ kế toán là từ ngày thành lập doanh nghiệp.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Ngày 25 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Được sử dụng người lao động làm thêm giờ vào ngày 25 tháng 2 âm lịch tối đa bao nhiêu tiếng?
- Lịch Dương Tháng 3 2025 chi tiết, chính xác nhất? Xem Lịch vạn niên Tháng 3 2025 âm và dương?
- Phương thức xét tuyển TDTU 2025?
- Bài viết kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 hay, ngắn gọn 2025?
- Mẫu thư UPU đại dương lần thứ 54 năm 2025 cho học sinh lớp 9 hay nhất?