03 bước thực hiện đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo QCVN 84:2024/BTNMT?

03 bước thực hiện đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo QCVN 84:2024/BTNMT?

03 bước thực hiện đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo QCVN 84:2024/BTNMT?

Căn cứ theo Tiểu mục 2.1 Mục 2 QCVN 84:2024/BTNMT, 03 bước thực hiện đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn gồm:

Bước 1: Thu thập thông tin, dữ liệu

- Thu thập thông tin, dữ liệu thực đo trong thời hạn dự báo, cảnh báo.

- Thu thập thông tin, dữ liệu dự báo trong thời hạn dự báo, cảnh báo.

- Thông tin, dữ liệu thực đo sử dụng để đánh giá dự báo, cảnh báo được xác định là thông tin, dữ liệu tại đúng vị trí dự báo, cảnh báo hoặc vị trí có thông tin, dữ liệu thực đo gần nhất.

- Sử dụng thông tin, dữ liệu có nguồn gốc rõ ràng, do cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định cung cấp.

Bước 2: Đánh giá sai số dự báo

So sánh sai số dự báo với sai số cho phép dự báo theo quy định tại điểm 2.2, điểm 2.3 và điểm 2.4 QCVN 84:2024/BTNMT.

Bước 3: Đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo

- Đánh giá tính đầy đủ

Bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được đánh giá là “đầy đủ” khi thực hiện đầy đủ các nội dung được quy định tại Quyết định 18/2021/QĐ-TTg; Thông tư 08/2022/TT-BTNMT; Thông tư 25/2022/TT-BTNMT; Thông tư 27/2023/TT-BTNMT; và được đánh giá là “không đầy đủ” khi thực hiện không đầy đủ các nội dung được quy định tại các văn bản nêu trên.

- Đánh giá tính kịp thời

Bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được đánh giá là “kịp thời” khi bản tin được cung cấp trong thời gian 15 phút kể từ thời điểm ban hành bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn và được đánh giá là “không kịp thời” khi bản tin được cung cấp sau 15 phút kể từ thời điểm ban hành bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo quy định tại Quyết định 18/2021/QĐ-TTg; Thông tư 08/2022/TT-BTNMT.

- Đánh giá độ tin cậy

+ Mức “Đủ độ tin cậy” là khi sai số dự báo của các yếu tố, hiện tượng nằm trong khoảng sai số cho phép dự báo.

+ Mức “Không đủ độ tin cậy” là khi sai số dự báo của các yếu tố, hiện tượng không nằm trong khoảng sai số cho phép dự báo.

- Không xem xét đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo trong các trường hợp sau:

+ Không có đầy đủ thông tin quan trắc về trị số của yếu tố hoặc cường độ, mức độ nguy hiểm, phạm vi, thời điểm xảy ra của hiện tượng.

+ Các trạm chịu ảnh hưởng trực tiếp của hồ chứa mà chủ hồ không tuân thủ quy trình vận hành (thời gian đóng/mở; sai lưu lượng dự kiến xả).

+ Hướng sóng trong bão, áp thấp nhiệt đới; nước dâng có trị số thực đo dưới 0,3 mét.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/15022025/khi-tuong-thuy-van%20(2).jpg

03 bước thực hiện đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo QCVN 84:2024/BTNMT? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc hoạt động khí tượng thủy văn là gì?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Khí tượng thủy văn 2015, nguyên tắc hoạt động khí tượng thủy văn đó là:

- Hoạt động khí tượng thủy văn phục vụ chung cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia và phòng, chống thiên tai do ngân sách nhà nước bảo đảm.

- Hoạt động khí tượng thủy văn được quản lý tập trung, thống nhất trong phạm vi cả nước.

- Quan trắc khí tượng thủy văn phải bảo đảm chính xác, liên tục, thống nhất, kết quả quan trắc liên kết được trong phạm vi quốc gia và với quốc tế.

- Dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải bảo đảm đủ độ tin cậy; thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải được truyền, phát kịp thời, chính xác, đầy đủ.

- Hệ thống thu nhận, truyền phát thông tin khí tượng thủy văn phải được bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục, có tốc độ cao, diện bao phủ rộng.

Nhà nước có chính sách gì đối với hoạt động khí tượng thủy văn?

Căn cứ theo Điều 5 Luật Khí tượng thủy văn 2015, các chính sách của Nhà nước đối với hoạt động khí tượng thủy văn gồm:

- Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho việc xây dựng, quản lý, khai thác mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia; dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; giám sát biến đổi khí hậu phục vụ chung cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia và phòng, chống thiên tai.

- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động khí tượng thủy văn; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động quan trắc, dự báo, cảnh báo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn.

- Ưu tiên đầu tư xây dựng mạng viễn thông dùng riêng phù hợp với quy định của pháp luật về viễn thông và sử dụng các mạng viễn thông quốc gia cho hoạt động thu nhận, truyền phát thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, phòng, chống thiên tai.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu; khai thác hiệu quả thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn trong sản xuất, đời sống và phòng, chống thiên tai cho cộng đồng; bảo đảm bình đẳng giới; chú ý đến đồng bào ở miền núi, ngư dân ven biển, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng đặc thù khác để có hình thức, phương tiện, tài liệu tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng.

- Bảo đảm nhu cầu về đất đai để các công trình khí tượng thủy văn hoạt động đúng yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành.

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực làm công tác khí tượng thủy văn; có cơ chế thu hút, đãi ngộ người làm công tác khí tượng thủy văn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

- Phát triển khoa học và công nghệ về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu; ưu tiên nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, thiết bị tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động khí tượng thủy văn.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu, thực hiện nghĩa vụ thành viên tại các tổ chức quốc tế về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu.

Quy chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quy chuẩn Việt Nam
Hỏi đáp Pháp luật
03 bước thực hiện đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo QCVN 84:2024/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Lốp hơi dùng cho xe mô tô, xe gắn máy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 36:2024/BGTVT mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về ký hiệu trên lốp hơi dùng cho ô tô theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2024/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá trị giới hạn khí thải của xe gắn máy theo QCVN 04:2024/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Thiết bị Camera giám sát sử dụng giao thức Internet - Các yêu cầu an toàn thông tin cơ bản theo QCVN 135:2024/BTTTT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định chung đối với thiết bị an toàn cho trẻ em theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 123:2024/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định chung về khung xe mô tô, xe gắn máy theo QCVN 124:2024/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạp chất không mong muốn được phép bám dính trong phế liệu kim loại màu nhập khẩu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 66:2024/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 37:2024/BGTVT về Động cơ xe mô tô, xe gắn máy?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12 - 31:2024/BCT về an toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - dây nổ chịu nước?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quy chuẩn Việt Nam
Nguyễn Thị Kim Linh
11 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào