Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) gồm những gì?

Cho tôi hỏi chuẩn mực kế toán là gì? Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) gồm những gì và kế toán có những nhiệm vu gì? Câu hỏi từ anh Thành (TP. Hồ Chí Minh)

Chuẩn mực kế toán là gì?

Căn cứ Điều 7 Luật Kế toán 2015 quy định chuẩn mực kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán:

Chuẩn mực kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán
1. Chuẩn mực kế toán gồm những quy định và phương pháp kế toán cơ bản để lập báo cáo tài chính.
2. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gồm những quy định và hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm kế toán, kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
3. Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Theo đó, chuẩn mực kế toán là những quy định, nguyên tắc, phương pháp và thủ tục được áp dụng trong việc ghi chép, phân loại, tổng hợp và lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, hiện nay có hai hệ thống chuẩn mực kế toán đang được áp dụng, đó là:

- Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được ban hành bởi Bộ Tài chính Việt Nam được xây dựng dựa trên cơ sở vận dụng có chọn lọc các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS), phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam

- Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) được ban hành bởi Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) được áp dụng rộng rãi trên thế giới, bao gồm cả các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Chuẩn mực kế toán mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:

- Tạo ra sự thống nhất, trung thực, khách quan và có thể so sánh được của thông tin kế toán.

- Giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính.

- Tạo thuận lợi cho việc giao dịch, đầu tư và tiếp cận vốn vay.

- Tuân thủ các quy định của pháp luật.

Nộp phạt vi phạm giao thông trễ có sao không?

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) gồm những gì? (Hình từ Intenret)

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) gồm những gì?

Bộ Tài chính ban hành 26 hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. Cụ thể như sau:

(1) Tại Quyết định 149/2001/QĐ-BTC công bố bốn (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1), bao gồm:

1. Chuẩn mực số 02 - Hàng tồn kho

2. Chuẩn mực số 03 - Tài sản cố định hữu hình

3. Chuẩn mực số 04 - Tài sản cố định vô hình

4. Chuẩn mực số 14 - Doanh thu và thu nhập khác

(2) Tại Quyết định 165/2002/QĐ-BTC công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2), bao gồm:

5. Chuẩn mực số 01 - Chuẩn mực chung

6. Chuẩn mực số 06 - Thuê tài sản

7. Chuẩn mực số 10 - ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái

8. Chuẩn mực số 15 - Hợp đồng xây dựng

9. Chuẩn mực số 16 - Chi phí đi vay

10. Chuẩn mực số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

(3) Tại Quyết định 234/2003/QĐ-BTC công bố sáu (06) Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 3), bao gồm:

11. Chuẩn mực số 05- Bất động sản đầu tư

12. Chuẩn mực số 07- Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết

13. Chuẩn mực số 08- Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh

14. Chuẩn mực số 21- Trình bày báo cáo tài chính

15. Chuẩn mực số 25- Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con

16. Chuẩn mực số 26- Thông tin về các bên liên quan

(4) Tại Quyết định 12/2005/QĐ-BTC công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 4), bao gồm:

17. Chuẩn mực số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

18. Chuẩn mực số 22 - Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự

19. Chuẩn mực số 23 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

20. Chuẩn mực số 27 - Báo cáo tài chính giữa niên độ

21. Chuẩn mực số 28 - Báo cáo bộ phận

22. Chuẩn mực số 29 - Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót

(5) Tại Quyết định 100/2005/QĐ-BTC công bố bốn (04), bao gồm:

23. Chuẩn mực số 11 - “Hợp nhất kinh doanh”

24. Chuẩn mực số 18 - “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

25. Chuẩn mực số 19 - “Hợp đồng bảo hiểm”

26. Chuẩn mực số 30 - “Lãi trên cổ phiếu”

Kế toán có những nhiệm vụ gì?

Căn cứ Điều 4 Luật Kế toán 2015 quy định kế toán có những nhiệm vụ sau:

- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ;

- Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản;

- Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.

- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào