Quy trình thực hiện lấy mẫu ban đầu đối với lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu như thế nào theo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia QCVN 01-141:2013/BNNPTNT?
- Quy trình thực hiện lấy mẫu ban đầu đối với lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu như thế nào theo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia QCVN 01-141:2013/BNNPTNT?
- Trường hợp nào áp dụng lấy mẫu bổ sung đối với lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu?
- Bao gói, ghi nhãn và biên bản đối với lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu được quy định như thế nào?
Quy trình thực hiện lấy mẫu ban đầu đối với lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu như thế nào theo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia QCVN 01-141:2013/BNNPTNT?
Tại Tiểu mục 2.2 Mục 2 QCVN 01-141:2013/BNNPTNT, quy trình thực hiện lấy mẫu ban đầu được thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định đơn vị tính mẫu ban đầu
Đơn vị để tính mẫu ban đầu cần lấy được quy định như sau:
- Lô vật thể rời, bao gói: tính theo đơn vị khối lượng (tấn)
- Lô cây giống, hom giống, cành ghép, mắt ghép: tính theo đơn vị cá thể.
Bước 2: Xác định số mẫu ban đầu cần lấy
- Lô vật thể có số đơn vị tính mẫu ≤ 500: số mẫu ban đầu cần lấy được tra tại bảng 1 Phụ lục A đối với lô vật thể được tính theo khối lượng; tra tại bảng 2 Phụ lục A đối với lô vật thể được tính theo cá thể.
- Lô vật thể có số đơn vị tính mẫu > 500: chia thành các lô nhỏ; số mẫu ban đầu cần lấy bằng tổng cộng số lượng mẫu của từng lô nhỏ (tra tại bảng 1 hoặc bảng 2 Phụ lục A).
Bước 3: Xác định vị trí các điểm lấy mẫu
Các điểm lấy mẫu ban đầu phải phân bố đều trong lô vật thể. Mẫu được lấy theo phương pháp đường chéo góc của các mặt quy ước tính theo độ cao lô vật thể như sau:
- Lô vật thể có chiều cao < 2m: lấy mẫu trên 01 mặt quy ước ở chính giữa chiều cao lô vật thể.
- Lô vật thể có chiều cao từ 2-3m: lấy mẫu trên 02 mặt quy ước, cách mặt trên và mặt đáy lô vật thể 0,1 - 0,5m
- Lô vật thể có chiều cao > 3 m chia thành 3 m/lớp hàng. Mỗi lớp hàng thực hiện xác định vị trí lấy mẫu theo hướng dẫn trên
Phân bố vị trí các điểm lấy mẫu ban đầu được mô tả tại các Hình 1, Hình 2 tại Phụ lục B.
- Trường hợp lấy mẫu tại một bao/thùng/bó hoặc container thì vị trí các điểm lấy mẫu phải phân bố đều trong bao/thùng/bó hoặc container.
Bước 4: Khối lượng mẫu ban đầu
- Lô vật thể tính theo đơn vị khối lượng:
+ Đối với các loại hạt, bột: khối lượng mẫu ban đầu tính theo kích cỡ đường kính:
< 2mm | : 0,5 kg/mẫu |
Từ 2 - 5 mm | : 1 kg/mẫu |
≥ 6 mm | : 3 kg/mẫu |
+ Đối với củ, quả:
Khối lượng mẫu ban đầu: 3 kg/mẫu
Trường hợp củ, quả có khối lượng >3kg lấy mẫu ban đầu là 1 củ hoặc quả/mẫu
+ Đối với lô vật thể được vận chuyển trong container: chỉ mở 30% số container của lô vật thể đó để lấy đủ lượng mẫu ban đầu. Trường hợp loại hàng hóa thực vật nhập khẩu bị nhiễm dịch hại thuộc diện điều chỉnh của Việt Nam từ 01 lần trở lên thì mở 100% số container.
- Lô cây giống, hom giống, cành ghép, mắt ghép:
Khối lượng mẫu ban đầu là 1 cá thể
Bước 5: Tiến hành lấy mẫu
- Dùng xiên dài đối với hàng đổ rời, xiên ngắn đối với hàng đóng bao sợi hoặc dụng cụ khác đối với hàng đóng bao giấy, màng nhựa, hộp gỗ hoặc kim loại để lấy mẫu ban đầu
- Đối với lô củ, quả đổ rời thì lấy mẫu ban đầu từ những vị trí xác định. Nếu lô củ quả đóng bao thì lấy các bao ở vị trí đã xác định, mở bao, đổ hết củ quả ra để lấy mẫu ban đầu
- Đối với cây giống, hom giống, cành ghép, mắt ghép lấy mẫu ban đầu từ các vị trí xác định một cách ngẫu nhiên và chú ý các vị trí có nguy cơ cao lây nhiễm dịch hại thuộc diện điều chỉnh.
Quy trình thực hiện lấy mẫu ban đầu đối với lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu như thế nào theo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia QCVN 01-141:2013/BNNPTNT? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào áp dụng lấy mẫu bổ sung đối với lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu?
Tại Mục 2 QCVN 01-141:2013/BNNPTNT quy định các trường hợp áp dụng lấy mẫu bổ sung bao gồm:
- Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các nước có nguy cơ cao
- Hàng hóa xuất khẩu đã nhận thông báo không tuân thủ do bị nhiễm dịch hại thuộc diện điều chỉnh của nước nhập khẩu từ 3 lần trở lên;
- Hàng hóa có tranh chấp trong lĩnh vực kiểm dịch thực vật (KDTV);
- Theo quy định của giấy phép KDTV
Số lượng mẫu bổ sung cần lấy bằng 50% số mẫu ban đầu.
Bao gói, ghi nhãn và biên bản đối với lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu được quy định như thế nào?
Tại Mục 2 QCVN 01-141:2013/BNNPTNT quy định bao gói, ghi nhãn và biên bản đối với lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu như sau:
- Các mẫu thu thập phải đóng gói riêng
- Ghi nhãn để tiếp tục phân tích giám định, nội dung gồm:
+ Người lấy mẫu
+ Ngày lấy mẫu
+ Địa điểm lấy mẫu
+ Tên sản phẩm
+ Lượng và khối lượng lô sản phẩm
+ Ký hiệu (số đăng ký KDTV hoặc là ký hiệu khác nếu là điều tra kho)
- Biên bản lấy mẫu và các biên bản khác có liên quan được lập theo qui định hiện hành.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung ôn tập thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Vòng Sơ khảo - Cấp Trường (Vòng 7) năm học 2024-2025? Quy định tổ chức vòng sơ khảo? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Bảng quy ước kí hiệu chữ số dành cho người khuyết tật do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn?
- Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường nào?
- Mẫu phiếu bầu cử Đại hội Chi bộ 2024?
- Tiêu chuẩn xét tặng giải thưởng Thanh niên sống đẹp trong công tác tình nguyện, vì cuộc sống cộng đồng là gì?