Hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất gồm có những gì?
- Hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất gồm có những gì?
- Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất bị thu hồi trong trường hợp nào?
- Thời gian tạm thời đình chỉ hiệu lực Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất là bao nhiêu tháng?
- Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất là gì?
Hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất gồm có những gì?
Tại Điều 27 Nghị định 69/2018/NĐ-CP có quy định về hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất gồm có:
- Văn bản đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất: 1 bản chính.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.
- Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ: 1 bản chính.
- Tài liệu chứng minh doanh nghiệp sở hữu kho, bãi hoặc hợp đồng thuê kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh: 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.
- Văn bản của cơ quan điện lực nơi doanh nghiệp có kho, bãi xác nhận về việc kho, bãi có đủ nguồn điện lưới để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa: 1 bản chính.
Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp xin cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc hàng hóa đã qua sử dụng thì không phải nộp các giấy tờ sau:
- Tài liệu chứng minh doanh nghiệp sở hữu kho, bãi hoặc hợp đồng thuê kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh;
- Văn bản của cơ quan điện lực nơi doanh nghiệp có kho, bãi xác nhận về việc kho, bãi có đủ nguồn điện lưới để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa.
Hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất gồm có những gì? (Hình từ Internet)
Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất bị thu hồi trong trường hợp nào?
Tại Điều 28 Nghị định 69/2018/NĐ-CP có quy định về mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất bị thu hồi trong trường hợp sau:
- Bộ Công Thương thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo đề nghị của doanh nghiệp khi:
+ Doanh nghiệp đã tái xuất hết hàng hóa tạm nhập ra khỏi Việt Nam.
+ Hoàn thành nghĩa vụ phát sinh trong quá trình vận chuyển, lưu giữ hàng hóa tạm nhập, tái xuất (nếu có).
- Bộ Công Thương thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất khi doanh nghiệp có vi phạm sau:
+ Gian lận trong việc kê khai các điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
+ Không duy trì điều kiện trong quá trình sử dụng Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
+ Không nộp bổ sung đủ số tiền ký quỹ trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương có thông báo yêu cầu doanh nghiệp bổ sung đủ số tiền ký quỹ theo quy định trước khi tiếp tục kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
+ Không thực hiện đúng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về điều tiết hàng hóa tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều 14 Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
+ Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa mà không có Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp theo quy định.
+ Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
+ Từ chối trách nhiệm xử lý đối với những lô hàng đã về đến cảng, cửa khẩu Việt Nam theo hợp đồng nhập khẩu đã ký.
+ Tự ý chuyển tiêu thụ nội địa hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
+ Tự ý phá mở niêm phong hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
Thời gian tạm thời đình chỉ hiệu lực Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất là bao nhiêu tháng?
Tại Điều 29 Nghị định 69/2018/NĐ-CP có quy định về đình chỉ tạm thời hiệu lực Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất như sau:
Đình chỉ tạm thời hiệu lực Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Bộ Công Thương xem xét đình chỉ tạm thời hiệu lực Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong trường hợp doanh nghiệp bị cơ quan chức năng điều tra các hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này hoặc theo đề nghị của cơ quan chức năng.
2. Thời gian tạm thời đình chỉ hiệu lực Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất là 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 1 năm tùy trường hợp cụ thể hoặc theo đề nghị của cơ quan chức năng.
Như vậy, tùy vào trường hợp cụ thể hoặc theo đề nghị của cơ quan chức năng thì thời gian tạm thời đình chỉ hiệu lực Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất có thể là 3 tháng, 6 tháng hoặc 01 năm.
Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất là gì?
Tại Điều 31 Nghị định 69/2018/NĐ-CP có quy định trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất như sau:
- Duy trì điều kiện theo quy định tại Nghị định này trong suốt quá trình doanh nghiệp sử dụng Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
- Nghiêm túc giải tỏa hàng thực phẩm đông lạnh tại cảng, cửa khẩu về kho, bãi của mình theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp có hiện tượng ách tắc, tồn đọng.
- Thu gom và xử lý chất thải, nước thải để phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường tại kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.
- Thanh toán toàn bộ các khoản chi phí sau đây (nếu phát sinh):
+ Xử lý, làm sạch môi trường nếu hàng hóa của doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường trong quá trình lưu giữ, tạm nhập, tái xuất tại Việt Nam.
+ Tiêu hủy hàng tồn đọng không tái xuất được, hàng tạm nhập không đúng với khai báo thuộc diện bị xử lý tiêu hủy.
+ Thanh toán các chi phí khác phát sinh do doanh nghiệp vi phạm các quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất và gửi kho ngoại quan hàng hóa.
- Báo cáo định kỳ hàng quý về tình hình thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?