Biên bản giao nhận tài sản góp vốn mẫu mới, thông dụng nhất hiện nay?

Cho tôi hỏi: Mẫu biên bản giao nhận tài sản góp vốn thông dụng nhất hiện nay quy định như thế nào? Định giá tài sản góp vốn như thế nào? Mong được giải đáp sớm nhất!

Biên bản giao nhận tài sản góp vốn mẫu mới, thông dụng nhất hiện nay?

Theo Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn như sau:

Biên bản giao nhận tài sản góp vốn phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân, số giấy tờ pháp lý của tổ chức của người góp vốn;

- Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty;

- Ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc người đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.

Sau đây là mẫu biên bản giao nhận tài sản góp vốn thông dụng nhất hiện nay có thể tham khảo:

Tải về miễn phí mẫu biên bản giao nhận tài sản góp vốn thông dụng nhất hiện nay tại đây tải về

Biên bản giao nhận tài sản góp vốn mẫu mới, thông dụng nhất hiện nay?

Biên bản giao nhận tài sản góp vốn mẫu mới, thông dụng nhất hiện nay? (Hình từ Internet)

Định giá tài sản góp vốn như thế nào?

Theo Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về định giá tài sản góp vốn như sau:

[1] Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

[2] Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá.

Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

[3] Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá.

Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Có bắt buộc phải có tên doanh nghiệp trong tên chi nhánh hay không?

Theo Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh như sau:

Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
3. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

Theo quy định thì khi đặt tên chi nhánh doanh nghiệp cần phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”. Do đó, trong tên chi nhánh phải có tên doanh nghiệp.

Trân trọng!

Tài sản góp vốn
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tài sản góp vốn
Hỏi đáp Pháp luật
Dùng nhà ở thương mại làm tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp có được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Biên bản giao nhận tài sản góp vốn mẫu mới, thông dụng nhất hiện nay?
Hỏi đáp pháp luật
Trong vòng bao nhiêu ngày phải góp vốn đủ cho công ty?
Hỏi đáp pháp luật
Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn
Hỏi đáp pháp luật
Tài sản thực đã góp thì mới được xem là vốn điều lệ?
Hỏi đáp pháp luật
Có được phép góp vốn điều lệ bằng tiền mặt hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Được phép góp vốn điều lệ bằng đồng polime hay không?
Hỏi đáp pháp luật
NĐT nước ngoài có được góp vốn vào các doanh nghiệp Việt Nam hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Doanh nghiệp có được phép góp vốn vào doanh nghiệp khác bằng tiền mặt không?
Hỏi đáp pháp luật
Cá nhân có được phép góp vốn vào doanh nghiệp bằng tiền mặt không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tài sản góp vốn
Chu Tường Vy
1,401 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tài sản góp vốn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào