Thủ tục tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp như thế nào?

Cho tôi hỏi, thủ tục tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp như thế nào? Quyền sở hữu công nghiệp theo điều ước quốc tế được quy định như thế nào? Nhờ anh chị giải đáp.

Thủ tục tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp như thế nào?

Căn cứ quy định Tiểu mục 9 Mục 1 Phần 2 Thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 2060/QĐ-BKHCN năm 2023 quy định về thủ tục tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp như sau:

Thủ tục tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
a. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tiếp nhận đơn
Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đến Cục Sở hữu trí tuệ.
- Bước 2: Xử lý đơn
+ Đơn tách được mang số đơn mới và được lấy ngày nộp đơn của đơn ban đầu hoặc (các) ngày ưu tiên của đơn ban đầu.
+ Trường hợp đơn không có thiếu sót, đơn tách được Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định về hình thức và tiếp tục được xử lý theo các thủ tục chưa hoàn tất đối với đơn ban đầu. Đơn tách được công bố lại nếu việc tách đơn được thực hiện sau khi đã có thông báo chấp nhận đơn hợp lệ đối với đơn ban đầu. Đơn ban đầu (sau khi bị tách) tiếp tục được xử lý theo thủ tục xử lý đơn hoặc theo thủ tục sửa đổi đơn.
+ Trường hợp đơn có thiếu sót, không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận tách đơn, nêu rõ lý do để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Nếu người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối chấp nhận yêu cầu tách đơn.
....

Như vậy, thủ tục tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hiện nay được quy định như sau:

Bước 1: Tiếp nhận đơn

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đến Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Xử lý đơn

+ Đơn tách được mang số đơn mới và được lấy ngày nộp đơn của đơn ban đầu hoặc (các) ngày ưu tiên của đơn ban đầu.

+ Trường hợp đơn không có thiếu sót, đơn tách được Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định về hình thức và tiếp tục được xử lý theo các thủ tục chưa hoàn tất đối với đơn ban đầu.

++ Đơn tách được công bố lại nếu việc tách đơn được thực hiện sau khi đã có thông báo chấp nhận đơn hợp lệ đối với đơn ban đầu.

++ Đơn ban đầu (sau khi bị tách) tiếp tục được xử lý theo thủ tục xử lý đơn hoặc theo thủ tục sửa đổi đơn.

+ Trường hợp đơn có thiếu sót, không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận tách đơn, nêu rõ lý do để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối.

Lưu ý: Nếu người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối chấp nhận yêu cầu tách đơn.

Thủ tục tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp như thế nào?

Thủ tục tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)

Quyền sở hữu công nghiệp theo điều ước quốc tế được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 11 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về quyền sở hữu công nghiệp theo điều ước quốc tế như sau:

Quyền sở hữu công nghiệp theo điều ước quốc tế
1. Trong trường hợp điều ước quốc tế liên quan đến sở hữu công nghiệp mà Việt Nam là thành viên có quy định về thừa nhận, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân của các thành viên theo quy định tại Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân của các thành viên khác được thừa nhận, bảo hộ tại Việt Nam.
Quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ trong phạm vi, thời hạn phù hợp với quy định của điều ước quốc tế và không phải thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ công bố mọi thông tin cần thiết liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp được thừa nhận, bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế.

Như vậy, quyền sở hữu công nghiệp theo điều ước quốc tế được quy định như sau:

- Trong trường hợp điều ước quốc tế liên quan đến sở hữu công nghiệp mà Việt Nam là thành viên có quy định về thừa nhận, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân của các thành viên theo quy định thì quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân của các thành viên khác được thừa nhận, bảo hộ tại Việt Nam.

Quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ trong phạm vi, thời hạn phù hợp với quy định của điều ước quốc tế và không phải thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định của pháp luật.

- Bộ Khoa học và Công nghệ công bố mọi thông tin cần thiết liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp được thừa nhận, bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế.

Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như thế nào?

Căn cứ quy định khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 quy định về căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ như sau:

Theo đó quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:

- Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;

- Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;

- Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

Trân trọng!

Đăng ký sở hữu công nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đăng ký sở hữu công nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Không thực hiện xóa tên trong sổ đăng ký quốc gia khi chấm dứt hoạt động ở tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp thì bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Văn bản ủy quyền tiến hành các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp có cần công chứng hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Quyền đăng ký sở hữu công nghiệp theo các điều ước quốc tế
Hỏi đáp pháp luật
Yêu cầu về tính thống nhất của đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Hỏi đáp pháp luật
Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu nào
Hỏi đáp pháp luật
Việc rút đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Ủy quyền đại diện tiến hành các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Giấy, hợp đồng ủy quyền đại diện tiến hành các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp phải có các nội dung nào?
Hỏi đáp pháp luật
Giấy, hợp đồng ủy quyền đại diện tiến hành các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp có hiệu lực khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đăng ký sở hữu công nghiệp
Đinh Khắc Vỹ
695 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào