Không thực hiện xóa tên trong sổ đăng ký quốc gia khi chấm dứt hoạt động ở tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp thì bị xử lý như thế nào?
- Không thực hiện xóa tên trong sổ đăng ký quốc gia khi chấm dứt hoạt động ở tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp thì bị xử lý như thế nào?
- Cá nhân, tổ chức nào có thẩm quyền xử phạt hành vi không thực hiện xóa tên trong sổ đăng ký quốc gia khi chấm dứt hoạt động ở tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp?
- Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính hành vi không thực hiện xóa tên trong sổ đăng ký quốc gia khi chấm dứt hoạt động ở tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp là bao lâu?
Không thực hiện xóa tên trong sổ đăng ký quốc gia khi chấm dứt hoạt động ở tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 7 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP và khoản 1 Điều 5 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về đại diện sở hữu công nghiệp như sau:
Vi phạm quy định về đại diện sở hữu công nghiệp
1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp khi có thay đổi về tên, địa chỉ, tư cách pháp lý của đại diện sở hữu công nghiệp, thay đổi liên quan đến bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền đại diện sở hữu công nghiệp;
c) Không thực hiện thủ tục xóa tên trong Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp khi chấm dứt hoạt động ở tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp;
d) Không làm lại thủ tục ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp khi hoạt động ở tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp khác.
....
Như vậy, việc không thực hiện thủ tục xóa tên trong Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp khi chấm dứt hoạt động ở tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp có thể bị xử lý vi phạm hành chính là phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Lưu ý: Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân (khoản 2 Điều 2 Nghị định 99/2013/NĐ-CP)
Không thực hiện xóa tên trong sổ đăng ký quốc gia khi chấm dứt hoạt động ở tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp thì bị xử lý như thế nào? (Hình từ internet)
Cá nhân, tổ chức nào có thẩm quyền xử phạt hành vi không thực hiện xóa tên trong sổ đăng ký quốc gia khi chấm dứt hoạt động ở tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp?
Căn cứ quy định Điều 15 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt như sau:
Thẩm quyền xử phạt
1. Thanh tra Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này.
2. Thanh tra Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 16 Điều 14 của Nghị định này.
3. Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm sau đây:
a) Hành vi vi phạm quy định tại Điều 12 và Điều 13 của Nghị định này trong hoạt động sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng hóa tại thị trường trong nước;
b) Hành vi vi phạm quy định tại các Điều 6, 9, 11 và 14 của Nghị định này trong hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng hóa tại thị trường trong nước. Trong trường hợp xử lý hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này mà xác định được cơ sở sản xuất loại hàng hóa đó thì Quản lý thị trường có thẩm quyền tiếp tục xử lý hành vi vi phạm tại cơ sở sản xuất.
4. Hải quan có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định tại các Điều 6, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Nghị định này trong hoạt động quá cảnh, nhập khẩu hàng hóa.
5. Công an có thẩm quyền phát hiện, xác minh, thu thập thông tin, chứng cứ các hành vi xâm phạm quyền về sở hữu công nghiệp và cung cấp cho các cơ quan xử lý vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định tại các Điều 9, 12 và 13 của Nghị định này.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp xảy ra tại địa phương theo nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, thanh tra Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền xử phạt hành vi không thực hiện xóa tên trong sổ đăng ký quốc gia khi chấm dứt hoạt động ở tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp.
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính hành vi không thực hiện xóa tên trong sổ đăng ký quốc gia khi chấm dứt hoạt động ở tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp là bao lâu?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:
Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
d) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Như vậy, thời hiệu xử lý vi phạm hành chính về hành vi không thực hiện xóa tên trong sổ đăng ký quốc gia khi chấm dứt hoạt động ở tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp là 02 năm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?
- Người giữ chức vụ chỉ huy ban chỉ huy quân sự cấp xã bị đình chỉ công tác có được tính hưởng phụ cấp thâm niên không?
- Cá nhân là thành viên hợp tác xã được phân phối lợi nhuận thì tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
- Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục bao gồm gì?
- Tài sản bị cưỡng chế khi thu hồi đất mà chủ tài sản không đến nhận thì xử lý như thế nào?