Quy định về thu gom rác thải sinh hoạt như thế nào?
Quy định về thu gom rác thải sinh hoạt như thế nào?
Theo quy định khoản 11 Điều 3 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có giải thích chất thải rắn sinh hoạt (còn được gọi là rác thải sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.
Chính vì vậy, căn cứ tại Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường 2020, quy định về thu gom rác thải sinh hoạt bao gồm các nội dụng như sau:
[1] Ủy ban nhân dân các cấp lựa chọn cơ sở thu gom rác thải sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
[2] Cơ sở thu gom rác thải sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của rác thải sinh hoạt khác.
[3] Cơ sở thu gom rác thải sinh hoạt có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom rác thải sinh hoạt và công bố rộng rãi.
[4] Cơ sở thu gom rác thải sinh hoạt phải sử dụng thiết bị, phương tiện được thiết kế phù hợp đối với từng loại rác thải sinh hoạt đã được phân loại, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường..
[6] Chủ dự án đầu tư, chủ sở hữu, ban quản lý khu đô thị mới, chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng phải bố trí thiết bị, công trình lưu giữ rác thải sinh hoạt phù hợp với các loại chất thải theo; tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân và chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
[7] Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
- Kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong việc thu gom rác thải sinh hoạt; xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quản lý rác thải sinh hoạt theo thẩm quyền; xem xét, giải quyết kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt.
- Chủ trì, phối hợp với cơ sở thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt, cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở để xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom rác thải sinh hoạt
- Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân chuyển giao rác thải sinh hoạt cho cơ sở thu gom, vận chuyển hoặc đến điểm tập kết đúng quy định; hướng dẫn cộng đồng dân cư giám sát và công khai trường hợp không tuân thủ quy định về phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt.
Quy định về thu gom rác thải sinh hoạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Chi phí dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt được xác định ra sao?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường 2020, chi phí dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được xác định cụ thể như:
- Phù hợp với quy định của pháp luật về giá.
- Dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại.
- Rác thải sinh hoạt có khả năng tái sử dụng, tái chế, rác thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng thì không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không phân loại hoặc phân loại không đúng quy định thì phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý như đối với rác thải sinh hoạt khác.
Việc xử lý rác thải sinh hoạt được thực hiện như thế nào?
Theo quy định Điều 78 Luật Bảo vệ môi trường 2020, việc xử lý rác thải sinh hoạt được thực hiện như sau:
- Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; khuyến khích đồng xử lý rác thải sinh hoạt.
- Ủy ban nhân dân các cấp lựa chọn cơ sở xử lý rác thải sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
- Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý rác thải sinh hoạt phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật này. Không khuyến khích đầu tư cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý rác thải sinh hoạt chỉ có phạm vi phục vụ trên địa bàn một đơn vị hành chính cấp xã.
- Rác thải sinh hoạt phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Chính phủ quy định lộ trình hạn chế xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp.
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tiêu chí về công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt; hướng dẫn mô hình xử lý rác thải sinh hoạt tại đô thị và nông thôn.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy hoạch, bố trí quỹ đất cho khu xử lý rác thải sinh hoạt, thực hiện việc giao đất kịp thời để triển khai xây dựng và vận hành khu xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn; bố trí kinh phí cho việc đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt; hệ thống các công trình, biện pháp, thiết bị công cộng phục vụ quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tỉnh Nam Định có bao nhiêu thành phố và huyện? Tỉnh Nam Định giáp tỉnh nào?
- Theo Luật An ninh mạng 2018, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại đâu?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Công chứng mới nhất?
- Đối tượng nào được học trung cấp lý luận chính trị? Không có bằng cấp 3 có được học trung cấp lý luận chính trị không?