Túi ni lông có phải sản phẩm nhựa sử dụng một lần đúng không?

Túi ni lông có phải sản phẩm nhựa sử dụng một lần đúng không? Lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu bao bì nhựa khó phân hủy sinh học được quy định như thế nào?

Túi ni lông có phải sản phẩm nhựa sử dụng một lần đúng không?

Căn cứ tại khoản 14, khoản 15 Điều 3 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học được định nghĩa như sau:

- Sản phẩm nhựa sử dụng một lần là các sản phẩm (trừ sản phẩm gắn kèm không thể thay thế) bao gồm khay, hộp chứa đựng thực phẩm, bát, đũa, ly, cốc, dao, thìa, dĩa, ống hút, dụng cụ ăn uống khác có thành phần nhựa được thiết kế và đưa ra thị trường với chủ đích để sử dụng một lần trước khi thải bỏ ra môi trường.

- Bao bì nhựa khó phân hủy sinh học là bao bì có thành phần chính là polyme có nguồn gốc từ dầu mỏ như nhựa Polyme Etylen (PE), Polypropylen (PP), Polyme Styren (PS), Polyme Vinyl Clorua (PVC), Polyethylene Terephthalate (PET) và thường khó phân hủy, lâu phân hủy trong môi trường thải bỏ (môi trường nước, môi trường đất hoặc tại bãi chôn lấp chất thải rắn).

Đồng thời, căn cứ tại khoản 3 Điều 64 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học như sau:

Điều 64. Lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa
[...]
3. Giảm dần việc sản xuất và nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa. Sau ngày 31 tháng 12 năm 2030, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần (trừ sản phẩm được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam), bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu và trường hợp sản xuất, nhập khẩu bao bì nhựa khó phân hủy sinh học để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường.
[...]

Theo đó, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm).

Như vậy, túi ni lông thuộc bao bì nhựa khó phân hủy sinh học không phải là sản phẩm nhựa sử dụng một lần.

Túi ni lông có phải sản phẩm nhựa sử dụng một lần đúng không?

Túi ni lông có phải sản phẩm nhựa sử dụng một lần đúng không? (Hình từ Internet)

Lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu bao bì nhựa khó phân hủy sinh học được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 64 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu bao bì nhựa khó phân hủy sinh học như sau:

- Từ ngày 01/01/2026, không sản xuất và nhập khẩu túi ni lông khó phân hủy sinh học có kích thước nhỏ hơn 50 cm x 50 cm và độ dày một lớp màng nhỏ hơn 50 µm, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu hoặc sản xuất, nhập khẩu để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường.

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học phải thực hiện trách nhiệm tái chế, xử lý theo quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

- Giảm dần việc sản xuất và nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.

- Sau ngày 31/12/2030, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần (trừ sản phẩm được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam), bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu và trường hợp sản xuất, nhập khẩu bao bì nhựa khó phân hủy sinh học để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định và tổ chức triển khai hoạt động quản lý chất thải nhựa; bảo đảm sau năm 2025, không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch, trừ sản phẩm, hàng hóa có bao bì nhựa khó phân hủy sinh học;

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra các đơn vị sản xuất sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học trên địa bàn.

Các chính sách về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 73 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về các chính sách về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa như sau:

- Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hạn chế sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học theo quy định;

- Không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông và đại dương.

- Chất thải nhựa phát sinh từ các hoạt động sau phải được thu gom, lưu giữ và chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế và xử lý:

+ Hoạt động du lịch và dịch vụ biển

+ Kinh tế hàng hải

+ Khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản biển

+ Nuôi trồng và khai thác thủy sản

- Các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm thay thế sản phẩm nhựa sử dụng một lần và sản phẩm thay thế bao bì nhựa khó phân hủy sinh học được chứng nhận thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ.

- Chất thải nhựa phải được thu gom, phân loại để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.

- Chất thải nhựa không thể tái chế phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng xử lý theo quy định.

- Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động kinh tế trên biển phải được thu gom để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý và không được xả thải xuống biển.

- Nhà nước khuyến khích việc:

+ Tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa phục vụ hoạt động sản xuất hàng hóa, vật liệu xây dựng, công trình giao thông;

+ Nghiên cứu, phát triển hệ thống thu gom và xử lý rác thải nhựa trôi nổi trên biển và đại dương;

+ Có chính sách thúc đẩy tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

+ Chỉ đạo tổ chức thu gom, xử lý chất thải nhựa trên địa bàn để bảo vệ môi trường;

+ Tuyên truyền, vận động việc hạn chế sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm nhựa sử dụng một lần;

+ Tuyên truyền về tác hại của việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển, rác thải nhựa đối với hệ sinh thái.

Bảo vệ môi trường
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bảo vệ môi trường
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi vứt rác thải xuống ao hồ, kênh rạch, sông suối biển bị xử phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Các mẫu biểu về báo cáo công tác bảo vệ môi trường?
Hỏi đáp Pháp luật
Làng nghề được công nhận cần phải đáp ứng những yêu cầu như thế nào về bảo vệ môi trường?
Hỏi đáp Pháp luật
Phế liệu được hiểu như thế nào? Điều kiện được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ nước ngoài vào Việt Nam cần đáp ứng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Kỹ thuật hiện có tốt nhất là gì? Xác định kỹ thuật hiện có tốt nhất trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm những tiêu chí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Túi ni lông có phải sản phẩm nhựa sử dụng một lần đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư cơ sở dịch vụ mai táng, hỏa táng hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự thực hiện điều chỉnh thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường từ ngày 16/9/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào phải ký quỹ bảo vệ môi trường? Thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo vệ môi trường
Lê Nguyễn Minh Thy
292 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào