Mã chứng khoán trong nước được sử dụng thống nhất khi nào?
Mã chứng khoán trong nước được sử dụng thống nhất khi nào?
Căn cứ quy định Điều 4 Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định về cấp mã chứng khoán như sau:
Cấp mã chứng khoán
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế (mã ISIN) cho các loại chứng khoán, các loại cổ phần đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
2. Mã chứng khoán trong nước được sử dụng thống nhất khi đăng ký chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
3. Mã số định danh chứng khoán quốc tế được sử dụng thống nhất cho chứng khoán phát hành tại Việt Nam để giao dịch và thanh toán tại thị trường chứng khoán Việt Nam và quốc tế.
4. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành quy chế về hoạt động cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế.
Mã chứng khoán được hiểu là các ký tự (thường là các chữ cái) được sắp xếp và liệt kê trên sàn giao dịch công khai để đại diện cho một loại chứng khoán cụ thể nêu trên.
Theo đó mã chứng khoán trong nước được sử dụng thống nhất khi đăng ký chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
Mã chứng khoán trong nước được sử dụng thống nhất khi nào? (Hình từ Internet)
Quy định về cấp mã chứng khoán trong nước như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 2 Quy chế hoạt động cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 11/QĐ-HĐTV năm 2023 quy định về cấp mã chứng khoán trong nước như sau:
Cấp mã chứng khoán trong nước
1. Mã chứng khoán trong nước được VSDC cấp là duy nhất và không trùng lắp với các mã chứng khoán đã niêm yết/đăng ký giao dịch hoặc mã chứng khoán đã được VSDC cấp (trừ trường hợp thực hiện cấp mã chứng khoán trùng với mã đã bị hủy có thời hạn trên 10 năm).
2. Mã chứng khoán trong nước được cấp không phụ thuộc vào tên viết tắt đã đăng ký sở hữu bản quyền. VSDC xem xét cấp mã căn cứ vào các tiêu chí kỹ thuật của hệ thống giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán (sau đây viết tắt là SGDCK), tên viết tắt của công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư, tổ chức phát hành, sự lựa chọn mã của tổ chức phát hành (sau đây viết tắt là TCPH), thông tin về đợt phát hành chứng khoán, thông tin về chứng khoán cơ sở...
3. Mã chứng khoán trong nước do VSDC cấp được sử dụng thống nhất làm mã chứng khoán giao dịch của TCPH khi TCPH niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
Như vậy, việc cấp mã chứng khoán trong nước được quy định như sau:
- Mã chứng khoán trong nước được VSDC cấp là duy nhất và không trùng lắp với các mã chứng khoán đã niêm yết/đăng ký giao dịch hoặc mã chứng khoán đã được VSDC cấp (trừ trường hợp thực hiện cấp mã chứng khoán trùng với mã đã bị hủy có thời hạn trên 10 năm).
- Mã chứng khoán trong nước được cấp không phụ thuộc vào tên viết tắt đã đăng ký sở hữu bản quyền.
VSDC xem xét cấp mã căn cứ vào các tiêu chí kỹ thuật của hệ thống giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán (sau đây viết tắt là SGDCK), tên viết tắt của công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư, tổ chức phát hành, sự lựa chọn mã của tổ chức phát hành (sau đây viết tắt là TCPH), thông tin về đợt phát hành chứng khoán, thông tin về chứng khoán cơ sở...
- Mã chứng khoán trong nước do VSDC cấp được sử dụng thống nhất làm mã chứng khoán giao dịch của TCPH khi TCPH niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
Nguyên tắc sử dụng lại mã chứng khoán được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 6 Quy chế hoạt động cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 11/QĐ-HĐTV năm 2023 quy định về nguyên tắc hủy/sử dụng lại mã chứng khoán như sau:
Nguyên tắc hủy/sử dụng lại mã chứng khoán
.....
2. Sử dụng lại mã chứng khoán
Trong thời hạn 10 năm kể từ ngày huỷ mã chứng khoán, VSDC không sử dụng lại mã trong nước và mã ISIN đã huỷ bỏ để cấp cho bất kỳ TCPH khác, trừ các trường hợp sau:
a. TCPH có mã chứng khoán bị hủy làm thủ tục đăng ký chứng khoán lại và đề nghị được sử dụng lại chính mã chứng khoán đã huỷ.
b. TCPH hình thành sau hợp nhất đề nghị được sử dụng lại mã chứng khoán đã bị hủy của TCPH bị hợp nhất sau khi có ý kiến của UBCKNN.
Như vậy, nguyên tắc sử dụng lại mã chứng khoán được quy định như sau:
Trong thời hạn 10 năm kể từ ngày huỷ mã chứng khoán, VSDC không sử dụng lại mã trong nước và mã ISIN đã huỷ bỏ để cấp cho bất kỳ TCPH khác, trừ các trường hợp sau:
- TCPH có mã chứng khoán bị hủy làm thủ tục đăng ký chứng khoán lại và đề nghị được sử dụng lại chính mã chứng khoán đã huỷ.
- TCPH hình thành sau hợp nhất đề nghị được sử dụng lại mã chứng khoán đã bị hủy của TCPH bị hợp nhất sau khi có ý kiến của UBCKNN.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?
- Phải thực hiện gia hạn lưu hành thuốc cổ truyền trước khi giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực từ năm 2025?