Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán bị xử phạt thế nào?
Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán là gì?
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Theo Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau;
1. “Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán” là việc thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Chứng khoán, gồm một, một số hoặc tất cả các hành vi dưới đây:
a) Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác;
b) Tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.
...
Như vậy, sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán là việc thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Chứng khoán 2019, gồm một, một số hoặc tất cả các hành vi dưới đây:
- Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác;
- Tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.
Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán bị xử phạt thế nào? (Hình từ Internet)
Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán bị xử phạt thế nào?
Tại Điều 35 Nghị định 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán như sau:
Điều 35. Vi phạm sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán
1. Phạt tiền 10 lần khoản thu trái pháp luật nhưng không thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này đối với hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán. Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này đề xử phạt.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời hạn từ 18 tháng đến 24 tháng đối với người hành nghề chứng khoán có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Đồng thời tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền như sau:
Điều 5. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán
...
3. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 36 Nghị định này là 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức và 05 lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân. Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản này để xử phạt;
b) Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán là 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân;
c) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 15, khoản 2 Điều 30 Nghị định này quy định mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 39 Nghị định này quy định cả mức phạt tiền áp dụng cho tổ chức và cho cá nhân. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán sẽ bị phạt tiền 10 lần khoản thu trái pháp luật nhưng không thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 156/2020/NĐ-CP, cụ thể là không thấp hơn 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân;
Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và thấp hơn 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân thì áp dụng mức phạt tiền tối đa là 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân.
Ngoài ra, hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán còn bị phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam có hành vi vi phạm;
- Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời hạn từ 18 tháng đến 24 tháng đối với người hành nghề chứng khoán có hành vi vi phạm;
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thẩm quyền xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Nghị định 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 37 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 47. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức và phạt tiền tối đa đến 05 lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 36 Nghị định này;
c) Phạt tiền tối đa đến 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và phạt tiền tối đa đến 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân có các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán;
d) Đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn; tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn;
đ) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?