Các loại chứng khoán nào là thành phần Dự trữ ngoại hối nhà nước?

Cho tôi hỏi, các loại chứng khoán nào là thành phần Dự trữ ngoại hối nhà nước? Nhờ anh chị giải đáp.

Các loại chứng khoán nào là thành phần Dự trữ ngoại hối nhà nước?

Căn cứ quy định Điều 32 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013 quy định về thành phần Dự trữ ngoại hối nhà nước như sau:

Thành phần Dự trữ ngoại hối nhà nước
1. Ngoại tệ tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài.
2. Chứng khoán và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ do Chính phủ, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế phát hành.
3. Quyền rút vốn đặc biệt, dự trữ tại Quỹ tiền tệ quốc tế.
4. Vàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý
5. Các loại ngoại hối khác của Nhà nước.

Như vậy, chứng khoán là thành phần Dự trữ ngoại hối nhà nước là những chứng khoán và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ do Chính phủ, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế phát hành.

Các loại chứng khoán nào là thành phần Dự trữ ngoại hối nhà nước?

Các loại chứng khoán nào là thành phần Dự trữ ngoại hối nhà nước? (Hình từ Internet)

Nguồn hình thành dự trữ ngoại hối nhà nước gồm những nguồn nào?

Căn cứ quy định Điều 5 Nghị định 50/2014/NĐ-CP quy định về nguồn hình thành dự trữ ngoại hối nhà nước như sau:

Nguồn hình thành dự trữ ngoại hối nhà nước
1. Ngoại hối mua từ ngân sách nhà nước và thị trường ngoại hối.
2. Ngoại hối từ các khoản vay ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế.
3. Ngoại hối từ tiền gửi ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng.
4. Ngoại hối mua từ các khoản sinh lời từ đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước.
5. Ngoại hối từ các nguồn khác.

Như vậy, nguồn hình thành dự trữ ngoại hối nhà nước gồm có:

- Ngoại hối mua từ ngân sách nhà nước và thị trường ngoại hối.

- Ngoại hối từ các khoản vay ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế.

- Ngoại hối từ tiền gửi ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng.

- Ngoại hối mua từ các khoản sinh lời từ đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước.

- Ngoại hối từ các nguồn khác.

Ngân hàng Nhà nước quản lý dự trữ ngoại hối chính thức thông qua các nghiệp vụ gì?

Căn cứ quy định Điều 10 Nghị định 50/2014/NĐ-CP quy định về các nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối chính thức như sau:

Các nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối chính thức
Ngân hàng Nhà nước quản lý dự trữ ngoại hối chính thức thông qua các nghiệp vụ sau:
1. Đầu tư trên thị trường quốc tế.
2. Can thiệp thị trường trong nước.
3. Thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh.
4. Thực hiện các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương với các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính quốc tế.
5. Các nghiệp Vụ quản lý dự trữ ngoại hối chính thức khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.

Như vậy, Ngân hàng Nhà nước quản lý dự trữ ngoại hối chính thức thông qua các nghiệp vụ sau đây:

- Đầu tư trên thị trường quốc tế.

- Can thiệp thị trường trong nước.

- Thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh.

- Thực hiện các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương với các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính quốc tế.

- Các nghiệp Vụ quản lý dự trữ ngoại hối chính thức khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.

Quỹ dự trữ ngoại hối được sử dụng nhầm mục đích gì?

Căn cứ quy định Điều 13 Nghị định 50/2014/NĐ-CP quy định về phạm vi sử dụng Quỹ dự trữ ngoại hối như sau:

Phạm vi sử dụng Quỹ dự trữ ngoại hối
Quỹ dự trữ ngoại hối được sử dụng để:
1. Đầu tư trên thị trường quốc tế.
2. Thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh.
3. Thực hiện các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương với các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính quốc tế.
4. Điều chuyển và hoán đổi ngoại hối với Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng,
5. Sử dụng ngoại hối để đáp ứng nhu cầu ngoại hối đột xuất, cấp bách của Nhà nước.

Như vậy, quỹ dự trữ ngoại hối được sử dụng để:

- Đầu tư trên thị trường quốc tế.

- Thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh.

- Thực hiện các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương với các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính quốc tế.

- Điều chuyển và hoán đổi ngoại hối với Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng,

- Sử dụng ngoại hối để đáp ứng nhu cầu ngoại hối đột xuất, cấp bách của Nhà nước.

Trân trọng!

Chứng khoán
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chứng khoán
Hỏi đáp Pháp luật
Hủy đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch Upcom trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán có được giao dịch vào thứ bảy, chủ nhật không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc cấp mã chứng khoán được quy định như thế nào tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách ghi Mẫu S22-DNN sổ chi tiết đầu tư chứng khoán theo Thông tư 133?
Hỏi đáp Pháp luật
Có chứng chỉ hành nghề chứng khoán nào thì được phép thực hiện nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng mở tài khoản chứng khoán cần có những nội dung cơ bản nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng khoán niêm yết được tổ chức phân bảng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Call margin là gì? Tỷ lệ ký quỹ của nhà đầu tư là bao nhiêu thì bị call margin?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu yêu cầu thay đổi, sửa chữa sai sót biện pháp bảo đảm trong lĩnh vực chứng khoán như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng khoán nào được làm tài sản thế chấp để vay chứng khoán tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chứng khoán
Đinh Khắc Vỹ
350 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chứng khoán
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào