Quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển?
- Quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển?
- Thời giờ làm việc của người lao động làm việc thường xuyên và không thường xuyên trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển như thế nào?
- Người lao động trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển không quá 14 giờ/ngày?
Quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển?
Ngày 08 tháng 11 năm 2023, Bộ trưởng bộ Công thương ban hành Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển
Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển và áp dụng cho các đối tượng sau:
- Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển;
- Người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển tại các công trình dầu khí trên biển.
Quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển? (hình từ Internet)
Thời giờ làm việc của người lao động làm việc thường xuyên và không thường xuyên trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển như thế nào?
Theo khoản 2, 3 Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BCT giải thích về phiên làm việc và ca làm việc như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Phiên làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động được tính liên tục từ khi có mặt đến khi rời khỏi công trình dầu khí trên biển, không bao gồm thời gian đi đường.
3. Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm: thời giờ làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.
Có 02 nhóm đối tượng người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển tại các công trình dầu khí trên biển là người lao động làm việc thường xuyên và không thường xuyên, cụ thể là:
[1] Đối với người lao động làm việc thường xuyên:
Theo Điều 4 Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc thường xuyên như sau:
- Ca làm việc không quá 12 giờ/ ngày;
- Phiên làm việc tối đa là 28 ngày.
[2] Đối với người lao động làm việc không thường xuyên:
Theo Điều 5 Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc không thường xuyên như sau:
- Tổng thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong 01 năm tính theo công thức sau:
SGLVN = [(SNN - SNHN) x 12h] : 2
Trong đó:
+ SGLVN: Số giờ làm việc chuẩn trong năm
+ SNN: Số ngày trong năm
+ SNHN: Số ngày nghỉ hàng năm của người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019
Trường hợp người lao động chưa làm đủ 12 tháng trong năm, số ngày trong năm và số ngày nghỉ hàng năm được tính tỷ lệ theo thời gian làm việc từ thời điểm người lao động bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động trong năm đấy.
- Thời giờ làm việc theo phiên và theo ca:
+ Ca làm việc không quá 12 giờ/ngày;
+ Phiên làm việc tối đa là 45 ngày.
- Tổng số giờ làm việc bình thường trong năm của người lao động làm việc không thường xuyên không được vượt quá thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong 01 năm theo quy định
Người lao động trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển không quá 14 giờ/ngày?
Theo Điều 6 Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định về làm thêm giờ đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển như sau:
Làm thêm giờ
1. Thời gian làm việc ngoài ca làm việc hoặc ngoài phiên làm việc quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này đối với người lao động làm việc thường xuyên được tính là thời gian làm thêm giờ. Thời gian làm việc ngoài ca làm việc hoặc ngoài phiên làm việc quy định tại khoản 2 Điều 5 hoặc thời gian làm việc vượt quá số giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này đối với người lao động làm việc không thường xuyên được tính là thời gian làm thêm giờ.
2. Tổng số giờ làm việc của ca làm việc và số giờ làm thêm của người lao động không quá 14 giờ/ngày; số giờ làm thêm của người lao động không vượt quá 300 giờ/năm.
3. Việc tổ chức làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động và tuân thủ quy định tại Điều 59 và Điều 62 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
Theo đó, theo quy định thì tổng số giờ làm việc kể cả làm thêm giờ của người lao động không quá 14 giờ/ngày và số giờ làm thêm của người lao động không vượt quá 300 giờ/năm
Ngoài ra, việc tổ chức làm thêm giờ cần phải có sự đồng ý của người lao động và tuân thủ theo quy định về thống báo việc tổ chức làm thêm giờ từ 200 đến 300 giờ theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP
Thông tư 20/2023/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 25/12/2023
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?