Sử dụng xe ô tô 45 chỗ ngồi trung chuyển hành khách có được không? Sử dụng xe trung chuyển chở hành khách không đúng quy định xử phạt ra sao?

Xe trung chuyển hành khách có được sử dụng xe ô tô 45 chỗ ngồi không? Sử dụng xe trung chuyển chở hành khách không đúng quy định xử phạt ra sao? Câu hỏi từ chị T ở Hồ Chí Minh.

Xe trung chuyển hành khách có được sử dụng xe ô tô 45 chỗ ngồi không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT có nội dung:

Quy định sử dụng xe trung chuyển hành khách
1. Xe trung chuyển phải đáp ứng các quy định tại khoản 9 Điều 3, khoản 5 Điều 4, khoản 1 Điều 12 và điểm a khoản 2 Điều 22 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP; niên hạn được tính theo quy định về niên hạn của xe ô tô chở người quy định tại Nghị định số 95/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ.
....

Dẫn chiếu đến khoản 9 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
9. Vận tải trung chuyển hành khách là hoạt động vận tải không thu tiền do doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định sử dụng xe ô tô chở người từ 16 chỗ trở xuống (kể cả người lái xe) để đón, trả khách đi các tuyến vận tải khách cố định của đơn vị mình đến bến xe khách hoặc điểm dừng đón, trả khách của tuyến cố định trên địa bàn địa phương hai đầu tuyến.
...

Như vậy, điều kiện đối với xe dùng để trung chuyển hành khách được quy định rõ là xe ô tô chở người từ 16 chỗ trở xuống (kể cả người lái xe). Do đó, không thể sử dụng ô tô 45 chỗ ngồi làm xe trung chuyển hành khách.

Ngoài ra, niên hạn đối với xe trung chuyển không quá 20 năm và không quá 17 năm đối với xe ô tô chuyển đổi công năng từ các loại xe khác thành xe ô tô chở người theo quy định tại Nghị định 95/2009/NĐ-CP.

Sử dụng xe trung chuyển chở hành khách không đúng quy định xử phạt ra sao?

Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 6, khoản 10 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có nội dung:

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
...
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
....
e) Sử dụng xe trung chuyển chở hành khách không đúng quy định;
...
10. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 2; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm l, điểm o, điểm p, điểm q, điểm r, điểm s, điểm t khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 6; điểm e, điểm i khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm;
...

Như vậy, đối với hành vi sử dụng xe trung chuyển chở hành khách không đúng quy định sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm.

Xe trung chuyển hành khách có được sử dụng xe ô tô 45 chỗ ngồi không? Sử dụng xe trung chuyển chở hành khách không đúng quy định xử phạt ra sao?

Xe trung chuyển hành khách có được sử dụng xe ô tô 45 chỗ ngồi không? Sử dụng xe trung chuyển chở hành khách không đúng quy định xử phạt ra sao? (Hình từ Internet)

Thiết bị giám sát hành trình của xe trung chuyển được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP thì thiết bị giám sát hành trình của xe trung chuyển được quy định như sau:

- Xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình.

- Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.

- Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:

+ Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);

+ Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế; phòng, chống buôn lậu

- Tổng cục Đường bộ Việt Nam lưu trữ dữ liệu vi phạm của các phương tiện trong thời gian 03 năm.

- Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình để đảm bảo cung cấp được các thông tin được lưu trữ và truyền dẫn theo quy định.

- Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô.

Trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe phải sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe và đăng xuất khi kết thúc lái xe để làm cơ sở xác định thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày.

Trân trọng!

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị cấp lại phù hiệu kinh doanh vận tải theo quy định hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe taxi kinh doanh vận tải hành khách phải niêm yết công khai thông tin nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua lại xe cũ có được kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khách hàng mua vé xe khách liên tỉnh theo giá niêm yết có cần trả thêm thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng xe ô tô 45 chỗ ngồi trung chuyển hành khách có được không? Sử dụng xe trung chuyển chở hành khách không đúng quy định xử phạt ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe ô tô dưới 9 chỗ kinh doanh vận tải khách du lịch cần đáp ứng các điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe ô tô kinh doanh vận tải phải lắp camera theo quy định từ 01/07/2023?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Hỏi đáp pháp luật
Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có Giấy phép bị xử phạt như thế nào kể từ ngày 01/08/2016?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
717 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào