Tổng hợp các thuật ngữ và mã hiệu của phương tiện giao thông đường bộ theo TCVN 6529:1999?
Tổng hợp các thuật ngữ và mã hiệu của phương tiện giao thông đường bộ theo TCVN 6529:1999?
Theo quy định tại Mục 4 TCVN 6529:1999, các thuật ngữ và mã hiệu của phương tiện giao thông đường bộ được tổng hợp theo bảng dưới đây:
STT | Thuật ngữ | Mã hiệu |
1 | Khối lượng khô của sát-xi trần (bare chassis dry mass) | Các bộ phận c chi tiết trên nếu được lắp ráp vào phải được ghi rõ Mã hiệu: TCVN – ISO M01 Khối lượng khô của sát - xi trần (thuật ngữ 4.1) cộng thêm khối lượng các chi tiết và thành phần sau: - chất lỏng làm mát; - dầu mỡ bôi trơn - chất lỏng rửa kính*; - nhiên liệu (nhiên liệu trong thùng chứa ít nhất là 90% thể tích thùng nhiên liệu theo quy định của nhà sản xuất); - lốp dự phòng*; - bình dập lửa*; - phụ tùng dự trữ theo tiêu chuẩn*; - dụng cụ chèn xe;* - dụng cụ sửa chữa theo tiêu chuẩn;* Mã hiệu: TCVN – ISO M02 |
2 | Khối lượng khô của ôtô sát-xi (sát – xi và buồng lái) (chassis and cab dry mass) | TCVN – ISO M03 |
3 | Khối lượng bản thân của ôtô sát-xi (sát – xi và buồng lái) (chassis and cab dry mass) | Mã hiệu: !"#$(:(bcd(efX |
4 | Khối lượng khô của ôtô hoàn chỉnh (Complate vehicle shipping mass) | TCVN – ISO M05 |
5 | Khối lượng bản thân của ôtô hoàn chỉnh (Complete vehicle berb mass) | TCVN – ISO M06 |
6 | Khối lượng toàn bộ thiết kế lớn nhất (Maximum design total mass) | TCVN – ISO M07 |
7 | Khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất (Maximum authorized total mass) | TCVN – ISO M08 |
8 | Khối lượng chuyên chở cho phép lớn nhất (Maximum design pay mass) | TCVN – ISO M09 |
9 | Khối lượng chuyên chở cho phép lớn nhất (Maximum authorized pay mass) | TCVN – ISO M10 |
10 | Tải trọng trục thiết kế lớn nhất (Maximum design axle load) | TCVN – ISO M11 |
11 | Tải trọng trục thiết kế nhỏ nhất (Maximum design axle load) | TCVN – ISO M12 |
12 | Tải trọng trục cho phép lớn nhất (Maximum authorized axle load) | TCVN – ISO M13 |
13 | Tải trọng thiết kế lớn nhất của lốp xe (Maximum design type load) | TCVN – ISO M14 |
14 | Tải trọng cho phép lớn nhất của lốp xe (Maximum authorized tyre load) | TCVN – ISO M15 |
15 | Khối lượng kéo thiết kế lớn nhất (Maximum design towed mass) | TCVN – ISO M16 |
16 | Khối lượng kéo cho phép lớn nhất (Maximum authorized towed mass) | TCVN – ISO M17 |
17 | Khối lượng thiết kế lớn nhất của đoàn xe (tổ hợp xe) (Maximum design mass of vehicle combination) | TCVN – ISO M18 |
18 | Khối lượng cho phép lớn nhất của đoàn xe (Maximum authorized mass of vehicle combination) | TCVN – ISO M19 |
19 | Khối lượng thiết kế lớn nhất của phương tiện được nối bằng khớp nối (Maximum design mass of articulated vehicle) | TCVN – ISO M20 |
20 | Khối lượng cho phép lớn nhất của phương tiện được nối bằng khớp nối (Maximum authorized mass of articulated vehicle) | TCVN – ISO M21 |
21 | Tải trọng tĩnh thiết kế lớn nhất của ôtô đầu kéo (Maximum design static load borne by semi – trailer towing vehicle) | TCVN – ISO M22 |
22 | Tải trọng tĩnh thiết kế - lớn nhất của sơmi – rơmoóc tác động lên ôtô đầu kéo (Maximum design static load imposed by semi – trailer towing vehicle) | TCVN – ISO M23 |
23 | Tải trọng tĩnh thiết kế lớn nhất tác động lên móc kéo (Maximum desgn static load on coupling device) | TCVN – ISO M24 |
24 | Tải trọng tĩnh cho phép lớn nhất tác động lên móc kéo (Maximum authorized static load on coupling device) | TCVN – ISO M25 |
*Lưu ý: Các thuật ngữ và mã hiệu trên không áp dụng cho các loại phương tiện sau:
- Các loại phương tiện được thiết kế đặc biệt để sử dụng trong các mục đích khác, không dùng để chở hàng hóa và /hoặc chở người.
- Các loại môtô và xe máy được quy định trong tiêu chuẩn ISO 6726.
- Các loại rơ moóc kiểu nhà lưu động được quy định trong tiêu chuẩn ISO 7237.
Tổng hợp các thuật ngữ và mã hiệu của phương tiện giao thông đường bộ theo TCVN 6529:1999? (Hình từ Internet)
Phương tiện giao thông đường bộ được phân loại như thế nào?
Theo khoản 17 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Trong đó:
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự (theo khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008)
- Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự (khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008)
Xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ phải đảm bảo ra sao?
Căn cứ theo quy định Điều 20 Luật Giao thông đường bộ 2008, việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, không để rơi vãi dọc đường, không kéo lê hàng hóa trên mặt đường và không cản trở việc điều khiển xe.
- Khi xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau xe thì ban ngày phải có cờ báo hiệu màu đỏ, ban đêm hoặc khi trời tối phải có đèn đỏ báo hiệu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực và không giới hạn công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
- Đơn giá bồi thường cây trồng tỉnh Khánh Hòa hiện nay?
- Danh mục thành phần hồ sơ trình ký về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ theo Thông tư 55?
- 03 trường hợp Đảng viên không cần kiểm điểm cuối năm 2024 theo Quyết định 124-QĐ/TW?
- Trọn bộ Đáp án Tuần 8 Cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông năm 2024?