Cấu thành tội phạm là gì? Phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm?

Xin cho tôi hỏi: Cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự là gì? Các mấy yếu tố cấu thành tội phạm? Mong được giải đáp! (câu hỏi của anh Tuân - Kiên Giang).

Cấu thành tội phạm là gì?

Bộ luật Hình sự 2015 không có quy định cụ thể về khái niệm cấu thành tội phạm.

Dựa vào mục đích của thuật ngữ có thể hiểu rằng cấu thành tội phạm là tập hợp các yếu tố, dấu hiệu tạo nên một hành vi phạm tội và phải có trong các tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015. Cấu thành tội phạm là sự tổng hợp những dấu hiệu pháp lý đặc trưng không thể thiếu được của một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm

Cấu thành tội phạm bao gồm các dấu hiệu cần và đủ của hành vi phạm tội cụ thể, mang tính đặc trưng và phân biệt với các hành vi phạm tội khác.

Các yếu tố cấu thành tội phạm được quy định như thế nào?

(1) Mặt khách thể:

Khách thể của tội phạm là hệ thống các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại, trực hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến lợi ích và sự tồn tại của giai cấp thống trị được Nhà nước (đại diện cho giai cấp thống trị) bảo vệ bằng các quy phạm pháp luật hình sự.

Khách thể của tội phạm bao gồm:

- Khách thể chung của tội phạm là tổng hợp tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại và được Luật hình sự bảo vệ

- Khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được một nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị một nhóm tội phạm xâm hại.

- Khách thể trực tiếp của tội phạm là một hoặc một số quan hệ xã hội cụ thể bị hành vi phạm tội cụ thể xâm hại.

(2) Mặt khách quan:

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của bên ngoài tội phạm.

Các biểu hiện bên ngoài của tội phạm tạo thành mặt khách quan của tội phạm bao gồm:

- Hành vi nguy hiểm cho xã hội

- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội

- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả

- Các điều kiện bên ngoài khác của tội phạm (công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm...phạm tội)

(3) Mặt chủ quan:

Mặt chủ quan của tội phạm là những diễn biến tâm lý bên trong của tội phạm bao gồm: lỗi, mục đích, động cơ phạm tội.

- Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như khả năng gây ra hậu quả từ hành vi đó.

Lỗi có hai loại lỗi: lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý phạm tội.

- Mục đích phạm tội là kết quả cuối cùng mà người phạm tội muốn đạt được khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nó xác định khuynh hướng ý chí và khuynh hướng hành động của người phạm tội.

- Động cơ phạm tội là động lực thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tộ

Bất cứ tội phạm cụ thể nào cũng phải là hành vi được thực hiện một cách có lỗi.

(4) Mặt chủ thể:

Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi phạm tội.

Người phạm tội (chủ thể của tội phạm) phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định mà Bộ luật hình sự quy định đối với mỗi loại tội phạm.

Cấu thành tội phạm là gì? Phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm?

Cấu thành tội phạm là gì? Phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm? (Hình từ Internet).

Các đặc điểm của tội phạm là gì?

Căn cứ theo Điều 8 Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định:

Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên có thể khái quát các đặc điểm của tội phạm bao gồm:

- Có tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm

- Có tính trái pháp luật hình sự

- Có tính có lỗi của tội phạm

- Có tính chịu trách nhiệm hình sự của tội phạm.

Trân trọng!

Các tội phạm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Các tội phạm
Hỏi đáp Pháp luật
So sánh tin báo và tố giác về tội phạm theo quy định của pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có bị phạt tù không? Các yếu tố nào cấu thành tội?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, trồng bao nhiêu cây cần sa trở lên thì bị xử lý hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người vô ý phạm tội trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tham nhũng là gì? Tội phạm tham nhũng chấp hành xong án có được đương nhiên xóa án tích không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn trình báo sự việc do cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chấp hành xong hình phạt tù được vay tín dụng bao nhiêu tiền đi học nghề?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghe lén điện thoại của người khác thì bị xử lý như thế nào năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt tội dùng nhục hình và tội bức cung theo pháp luật hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tin báo về tội phạm là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tin báo về tội phạm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Các tội phạm
Âu Ngọc Hiền
41,323 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào